Sáng nay,Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023- Tạp chí của Mỹ công bố Việt Nam xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng các nước “hùng mạnh” nhất thế giới năm 2022- Bắt đầu từ hôm nay đến ngày 15/3, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Trong chương trình, BTV Đài TNVN có bình luận về sự kiện này- Giá khí đốt bán buôn tại thị trường châu Âu giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine- Các cuộc biểu tình tại khu vực Santa Cruz, vựa nông nghiệp chính ở Bolivia đã bước sang ngày thứ 6 liên tiếp, sau vụ bắt giữ một lãnh đạo phe đối lập vì âm mưu đảo chính
Từ một quốc gia không có tên trên bản đồ thế giới, giờ đây Việt Nam đã sẵn sàng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào các công việc toàn cầu. Những thành tựu trong công tác đối ngoại, gồm ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân và ngoại giao văn hóa, chính là “điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước”, khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế mà Đảng và Nhà nước đề ra qua các kỳ Đại hội. Chủ trương hội nhập quốc tế “toàn diện, sâu rộng” đã được nêu rõ trong Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội 13 của Đảng. Biên tập viên Đình Nam có bài viết đề cập:
5 năm qua, với tinh thần quyết liệt đổi mới, trách nhiệm cao, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực. Dấu ấn đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ XII trước hết thể hiện qua việc lựa chọn chính xác những mục tiêu trọng điểm, những nhiệm vụ cấp bách để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bám sát các quan điểm, đường lối, cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng của Cương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xây dựng chương trình làm việc toàn khóa và bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong chuyên mục hôm nay, phóng viên Văn Hiếu có bài viết: "Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng: Dấu ấn đổi mới".
Trong Chuyên mục này - hôm qua, chúng tôi phát sóng bài viết “Cải cách thể chế kinh tế - những gợi mở cho giai đoạn tới” - trong đó nhất mạnh các Nghị quyết đại hội XI, XII, Đảng ta đều xác định, xây dựng các thể chế phù hợp là một trong các tiền đề cho phát triển kinh tế. Chất lượng thể chế không chỉ là mục đích mà là điểm đột phá trong chính sách phát triển. Tiếp theo chuyên mục này, hôm nay, chúng tôi đề cập “đột phá” thứ 2 trong 3 đột phá chiến lược được các Nghị quyết của Đảng đề ra, đó là nội dung “Đổi mới mô hình tăng trưởng và những vấn đề đặt ra”.
5 năm qua, với tinh thần quyết liệt đổi mới, trách nhiệm cao, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, giành được những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực. Dấu ấn đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ XII trước hết thể hiện qua việc lựa chọn chính xác những mục tiêu trọng điểm, những nhiệm vụ cấp bách để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bám sát các quan điểm, đường lối, cụ thể hóa nhiều nội dung quan trọng của Cương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xây dựng chương trình làm việc toàn khóa và bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong chuyên mục tiến tới ĐH Đảng toàn quốc lần thứ 13 hôm nay, phóng viên Văn Hiếu có bài viết: Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng: Dấu ấn đổi mới. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Đang phát
Live