Kinh tế - xã hội của nước ta đã trải qua 3 tháng đầu năm 2023 đầy biến động và thách thức. Điều này thể hiện rõ nét qua những con số như tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32% - thấp nhất trong giai đoạn hơn 10 năm qua hay số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số thành lập mới... Tuy nhiên, nhiều dự báo lạc quan về sự phục hồi, cải thiện của nền kinh tế nước ta trong thời điểm Quý II hoặc Quý III năm nay. Trong đó, chính sách tài chính- tiền tệ chủ động, linh hoạt đã và sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2022, nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy phục hồi nhanh phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước triển vọng không mấy lạc quan của nền kinh tế toàn cầu năm 2023, kinh tế Việt Nam có khả năng sẽ chịu nhiều tác động trong thời gian tới. Để chuẩn bị đối mặt với các khó khăn trước mắt, cần những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, chủ động từ cả phía cơ quan quản lý đến từng người dân và doanh nghiệp. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là mấu chốt để nước ta đương đầu được với khó khăn, tiếp tục chinh phục những cột mốc tăng trưởng mới.
Năm 2022, kinh tế phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,59%. Công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu Chính phủ và Quốc hội đề ra (dưới 4%).Tuy nhiên sang năm 2023, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế, trong đó đáng chú ý là nguy cơ lạm phát tăng cao và sự gia tăng giá của các loại tài sản.
Điều hành chính sách tiền tệ 2023: Chủ động, linh hoạt, đồng bộ.- Dư nợ cho vay tại các Công ty chứng khoán giảm 40.000 tỷ đồng trong quý cuối năm 2022.- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023, mã xanh áp đảo, VN-Index tăng gần 10 điểm
50 năm Hiệp định Paris, đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam và những bài học đặt ra trong bối cảnh mới- Điều hành chính sách tiền tệ 2023: Chủ động, linh hoạt, đồng bộ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao về cải cách tư pháp.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc về chính sách tài khóa và tiền tệ.- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đôn đốc các địa phương đẩy nhanh việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tiến tới sớm khôi phục thị trường lao động để phát triển kinh tế.- Dòng người từ Tây nguyên quay lại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai tăng mạnh. Đây là nguồn lao động quý báu thúc đẩy sự phục hồi, phát triển sản xuất cho các nhà máy, doanh nghiệp sau thời gian ngừng hoạt động.- Hà Tĩnh liên tiếp xuất hiện tình trạng sạt lở đất, đá do mưa lớn sau bão số 8.- Lãnh đạo ngoại giao các nước ASEAN tổ chức cuộc họp đặc biệt, cân nhắc việc mời quân đội Myanmar dự Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra vào cuối tháng này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo GDP Việt Nam năm nay tăng khoảng 3,8%, cao nhất nhóm 5 nước ASEAN.- Bế mạc hội nghị Bộ trưởng Thế giới số 2021, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế gửi lời cảm ơn VN đã đồng tổ chức tốt đẹp sự kiện này.- Giá gạo xuất khẩu tăng làm "ấm lại" thị trường lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.- Mỹ phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, các nhà khoa học Hà Lan phát triển công nghệ la-ze, giúp việc tiêm không đau và không cần đến mũi tiêm. Đây được xem là bước đột phá về công nghệ giúp tăng lượng người đi tiêm phòng, góp phần đẩy lùi đại dịch.- Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (15/10), phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương về một số kết quả hoạt động nổi bật của tổ chức xã hội quan trọng này của thanh niên.
Chính phủ đồng ý mua, nhập vượt mức 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 được quy định trong Nghị quyết số 21 ban hành đầu năm nay.- Từ nay đến ngày 15/10 tới đây có thể xuất hiện liên tiếp 2 cơn bão trên biển Đông.- Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt để thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afganistan.- Tổ chức tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống mức dưới 6% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang tác động đến đà phục hồi toàn cầu sau đại dịch.
Tiến trình tiêm chủng vaccine chính là một trong các yếu tố phân chia khả năng phục hồi giữa nhóm nước phát triển và nhóm đang phát triển. Đây là nhận định được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra trong báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố hôm qua (27/7).
Lạm phát và chính sách tiền tệ.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới.
Đang phát
Live