Ở nước ta hiện nay, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động ngày càng lớn đến công tác đào tạo nghề. Các nhân tố như thị trường quốc tế rộng lớn và có tiêu chuẩn cao, sự dịch chuyển tự do của lao động có tay nghề trong khu vực, sự xuất hiện của nhiều ngành, nghề mới, tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất... đã và đang tác động trực tiếp, đòi hỏi các giải pháp đột phá về đào tạo nghề. Ngày 10/01/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh nền kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để nước ta đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực.
Hiện nay, nhu cầu nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục gia tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cũng như tiền đề để Việt Nam triển khai thực hiện các chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Việt Nam có nhiều tiềm năng và đang trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng. Đây là nhận định chung được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng công bằng = Cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam? Góc nhìn của Đức và Việt Nam về nhu cầu lao động và kỹ năng”. Hội thảo diễn ra ngày 20/09 tại Hà Nội, do Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Hôm nay (12/8), tại Bình Dương, Cục việc làm thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Công ty TNHH cung ứng nhân lực Nhân Kiệt tổ chức tọa đàm trao đổi về "Phát triển hệ thống sàn giao dịch việc làm". Tại đây, các địa phương chia sẻ khó khăn trong việc cung ứng lao động cho doanh nghiệp khi không có dữ liệu kết nối chung. Doanh nghiệp cũng "than" khó tìm lao động qua các sàn giao dịch việc làm miễn phí.
Dự báo tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ra nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục diễn ra. Với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều giải pháp về chính sách đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài cần có thêm những giải pháp đột phá hơn nữa, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Trong bài 3 - bài cuối của loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh, Phương Thoa đề cập những giải pháp phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Hôm nay, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường. Bộ trưởng Lao động - Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là người đăng đàn trả lời chất vấn đầu tiên về một số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, lao động việc làm và chính sách bảo hiểm xã hội trong giai đoạn hiện nay, trên tinh thần khó mấy cũng vẫn phải làm.
Sẽ có hơn 7.000 người tham dự Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2023. Sự kiện được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức vào ngày 14/5 tới tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Long Biên (lô HH05 Khu đô thị Việt Hưng, phường Việt Hưng, quận Long Biên).
Tình hình xuất khẩu trong những tháng còn lại của năm 2023 được dự báo vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp, khi đơn hàng giảm sút mạnh, thậm chí không có đơn hàng. Nhiều doanh nghiệp đang đối diện với nguy cơ phá sản nếu không sớm thích ứng với tình hình mới. Việc lựa chọn mở rộng thị trường mới hay nỗ lực giữ thị trường cũ là bước đi mang tính quyết định đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở thời điểm này.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bắt đầu sôi động. Cùng với việc lao động trở lại các tỉnh phía Nam để làm việc, các phiên giới thiệu việc làm cũng nhộn nhịp bởi có nhiều lao động tìm đến để tư vấn và tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Dự báo, trong Quý 1 và Quý 2 năm nay, thị trường tiếp ghi nhận sự thiếu hụt về lao động, tuy nhiên mức độ không nhiều và chủ yếu rơi vào những ngành nghề thâm dụng lao động. Cùng với đó, các doanh nghiệp sử dụng lao động chất lượng cao, lao động có tay nghề lại cần tuyển mới khoảng 350 đến 400 nghìn lao động.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live