Tăng trưởng xanh (TTX) với sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường chính là tiền đề để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Đây là cách tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Từng bước chuyển dịch mô hình theo hướng TTX, những năm qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng đang đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi những giải pháp phù hợp. “Tăng trưởng xanh để phát triển xanh” – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
Từ kết quả kinh tế 6 tháng đầu năm: Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 – Động lực mới cho tăng trưởng có chất lượng- Phỏng vấn Chuyên gia kinh tế-Tiến sỹ Lê Duy Bình về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm - Long An đón sóng đầu tư xanh từ doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân có những điều chỉnh đáng kể trong tiêu dùng. Những thay đổi này mang tới nhiều thách thức, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn. Bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Một trong 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được đặt ra đó là tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước. Vậy làm thế nào để thực hiện tốt được giải pháp này trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức?
Kết luận phiên họp Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra hôm qua (06/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: phấn đấu tăng trưởng GDP quý III từ 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024 và giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025. “Nhìn lại tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024: Làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thực hiện mục tiêu đề ra” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc hội và TS. Đặng Đức Anh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Sáng 6/7, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GĐP trong quý III đạt 6,5-7%, lạm phát kiểm soát dưới 4,5%. Phiên họp được trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước
Sáng 6/7, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GĐP trong quý III đạt 6,5-7%, lạm phát kiểm soát dưới 4,5%. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo các địa phương. Phiên họp được trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,67%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
Tổng cục thống kê đã công bố báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong Quý II và 6 tháng qua. Với mức tăng trưởng GDP đạt 6,42% trong 6 tháng đầu năm, cùng sự khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong cả năm. TS Lê Duy Bình- Giám đốc Economica Việt Nam sẽ có những phân tích, làm rõ thêm về kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng, cũng như những khuyến nghị để đạt các mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024.
6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và TP.HCM đang hồi phục dù phải chịu tác động từ những khó khăn, nguy cơ bất ổn của kinh tế toàn cầu và những thách thức từ bên trong (vốn, thị trường tiêu thụ, chính sách) tác động đến sức khoẻ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 2 của TP.HCM ở mức 6,31%, thấp nhất so với các thành phố trực thuộc trung ương và khu vực. Thành phố đưa ra nhiều giải pháp, quyết tâm để thoát khỏi nguy cơ tăng trưởng chậm lại.
Đang phát
Live