Một trong những tâm điểm chú ý của ngoại giao quốc tế trong tuần là mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở những lời đe dọa, chỉ trích, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo một loạt chính sách mới trong quan hệ với Trung Quốc như việc Mỹ sẽ tước quy chế ưu đãi đặc biệt dành cho đặc khu Hong Kong, xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và hạn chế cấp thị thực cho sinh viên Trung Quốc...Những động thái này dự báo mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc sẽ càng lún sâu hơn vào một cuộc khủng hoảng toàn diện.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới quan trọng mà Việt Nam tham gia. Việc kết thúc đàm phán, ký kết và tiến tới phê chuẩn Hiệp định là một chặng đường dài với sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước với mục tiêu nâng mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thảo luận về Hiệp định EVFTA, nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ việc Việt Nam gia nhập và đề nghị, Chính phủ, các ngành chức năng cần nhanh chóng hành động để tận dụng cơ hội cũng như vượt qua những thách thức do Hiệp định mang lại.
Cuộc đua "song mã" vào Nhà trắng tại Mỹ giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden tiếp tục có những diễn biến gay cấn khó lường. Theo các cuộc thăm dò mới nhất, ứng viên Joe Biden hiện đang dẫn trước ông Donald Trump về tỷ lệ ủng hộ tới 2 con số. Theo giới quan sát, loạt diễn biến dịch Covid-19 hay cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đang khiến cuộc đua vào Nhà Trắng càng lúc càng khó đoán định. Để có những phân tích sâu về cán cân cuộc đua giữa các ứng viên Tổng thống tại Mỹ trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Nhiều hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Tại Huế diễn ra Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với các hoạt động Thanh niên làm theo lời Bác.- Hàng chục nghìn công nhân của tỉnh Bình Dương chưa được triển khai các thủ tục cần thiết để được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. PV Đài TNVN trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này.- Thị trường bảo hiểm xe tại thành phố Hồ Chí Minh sôi động sau khi lực lượng cảnh sát giao thông ra quân tổng kiểm tra các phương tiện giao thông.- Trung Quốc và Hàn Quốc tham vấn Nhật Bản về việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với những người đi lại vì mục đích kinh doanh nhằm hỗ trợ khôi phục hoạt động thương mại. Trong khi đó, Thái Lan vừa gia hạn lệnh cấm các chuyến bay quốc tế thêm một tháng, đến ngày 30/6 tới.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối diện nhiều sóng gió trên mọi lĩnh vực song vẫn bị ràng buộc bởi những lợi ích chiến lược lâu dài của cả hai quốc gia.
Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Australia với Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn trả đũa thương mại, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ một số công ty Australia, đe dọa áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia trong khi Australia không loại trừ khả năng đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hữu Tiến, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia đưa tin.
Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông… Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
- Các nhà khoa học nước ta nỗ lực tìm cách phát triển nhanh vaccine phòng chống bệnh Covid-19. Vắc-xin bước đầu thử nghiệm trên chuột, song để thương mại hóa còn cần nhiều bước và phối hợp các bên.- Học sinh một số cấp học trên cả nước trở lại trường sau thời gian nghỉ dài chống dịch, tuân thủ nghiêm các yêu cầu kiểm soát y tế.- Hội Nghề cá Việt Nam gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động phá rừng tại Kon Tum.- Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và bị cáo Phan Văn Anh Vũ cùng đồng phạm trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản tại Đà Nẵng.- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ấn Độ bắt đầu đợt phong tỏa toàn quốc giai đoạn 3 nhằm khống chế đại dịch. Trong khi, Nhật Bản quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tới hết tháng này.- Quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nắm trong tay những bằng chứng cho thấy virus Sars-CoV-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
- Hôm nay, hàng triệu học sinh trong cả nước đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ học phòng chống dịch COVID-19. Công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho học sinh được các trường đặt ưu tiên cao nhất.- Bước sang ngày thứ 18 Việt Nam không có ca lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng.- Xác định nguy cơ từ các trường hợp nhập cảnh cao hơn trong giai đoạn này, TP.HCM sẽ xét nghiệm COVID-19 4 lần thay vì 2 lần như trước đây.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng với các cáo buộc lẫn nhau về nguồn gốc dịch COVID-19.- Các nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, phục hồi dần các hoạt động kinh tế xã hội và du lịch.
Có thể nói, một trong những mối quan hệ quốc tế phức tạp được chú ý nhiều nhất trong tuần là quan hệ giữa Australia và Trung Quốc. Mối quan hệ này đã xấu đi khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên vào tuần này đã xuống mức thấp bởi Australia kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch Covid-19 cũng như về các công tác xử lý dịch Covid-19 của Trung Quốc. Đáp trả, Trung Quốc phản đối kịch liệt các động thái từ phía Australia, thậm chí một nhà ngoại giao Trung Quốc còn công khai cảnh báo kinh tế Australia sẽ thiệt hại nặng chừng nào nước này còn tiếp tục theo đuổi việc điều tra. Vậy quan hệ giữa Australia và Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào sau động thái này và Australia nhìn nhận ra sao về tương lai của mối quan hệ với Trung Quốc?
Những tranh cãi về nguồn gốc virus Sars-CoV-2 đã đẩy quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lên căng thẳng. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đe dọa sẽ áp thuế mới với Trung Quốc như một biện pháp trả đũa, sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã che giấu thông tin về virus Sars-CoV-2, khiến đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Những động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng dịch bệnh tiếp tục “phủ bóng đen” lên quan hệ Mỹ- Trung vốn đã cạnh tranh gay gắt. Bình luận về những sóng gió mới giữa hai cường quốc này, biên tập viên Thu Hà có bài viết.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live