- Tại Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ lần thứ nhất Mỹ cam kết dành hơn 153 triệu USD hỗ trợ các nước Mekong.- Cả nước không có thêm ca mắc mới Covid-19. Thừa Thiên Huế cho phép mọi hoạt động trở lại bình thường từ ngày hôm nay.- Trong số 895.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm nay, có gần 30% không đăng kí vào các trường đại học.- Tiếp sau các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Ba-ranh sẽ bình thường hóa quan hệ với Ixraen trong vòng 1 tháng.
- Gieo con chữ vùng cao: Các thầy cô giáo chưa bao giờ bỏ cuộc.- Khởi nghiệp ở tuổi 40 bằng ý tưởng mới.- Người lao động Pháp thích nghi với việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi làm việc từ ngày 1/9.- “Hội những ông bố” xóa tan định kiến về vai trò của nam giới trong các gia đình ở Mỹ.- Mối quan hệ giữa con riêng với mẹ kế, bố dượng: những điều nên tránh.
- Những động thái tích cực của Israel và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ.- Các dịch vụ y tế thông thường tại hơn 90% quốc gia trên thế giới đang bị gián đoạn Covid-19.- Các trường học trên toàn nước Pháp tổ chức khai giảng, bắt đầu năm mới trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thủ tướng Israel vừa cho biết, ngoài thỏa thuận vừa đạt được với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) do Mỹ làm trung gian, Israel đang bí mật đàm phán về thiết lập quan hệ với một số nước Ả-rập. Tuyên bố của ông Netanyahu được cho là có cơ sở khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng vừa có chuyến thăm tới một số nước Ả-rập ở Trung Đông – chuyến đi được cho là nhằm thúc đẩy mối liên kết giữa đồng minh Israel với các nước trong khu vực. Vấn đề dư luận rất quan tâm là các nước Ả-rập đã từng ký kết Sáng kiến Hòa bình Ả-rập năm 2002, trong đó kêu gọi Israel khỏi vùng đất chiếm đóng của các quốc gia Arab năm 1967, đặc biệt là của Palestine, coi đó là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ với Israel. Đó là lý do đến thời điểm này, ngoài Ai Cập, Gioóc-đa-ni và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, hầu hết các quốc gia Ả-rập khác không công nhận Israel, không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này. Tuy nhiên, liệu khối đoàn kết Ả-rập có lung lay trong điều kiện địa chính trị khu vực đã có nhiều thay đổi? Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc và phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ai Cập sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
- Bộ Công Thương sẽ sửa đổi Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu như thế nào trước yêu cầu của Chính phủ?- Nhiều sản phẩm thực phẩm, dược liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.- Bình thường hóa quan hệ với Israel – thách thức khối đoàn kết Arab.- Những thế hệ doanh nhân giàu hoài bão - rạng rỡ Việt Nam.- Đức kêu gọi thế giới cần nỗ lực để đạt các mục tiêu chống biến đổi khí hậu đã đặt ra vào năm 2030.
Nền tảng mạng xã hội Tiktok sẽ khởi kiện chính phủ Mỹ vì đã áp đặt các lệnh cấm đối với công ty này và công ty mẹ ByteDance. Trước đó, ngày 6/8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh cấm mọi giao dịch với 2 công ty của Trung Quốc gồm ByteDance, chủ sở hữu TikTok, và Công ty Tencent, chủ sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat. Các sắc lệnh sẽ có hiệu lực trong 45 ngày. Theo Luật sư của Tiktok, công ty này sẽ xem xét khởi kiện ở mức độ vi hiến khi Tổng thống Trump áp dụng Đạo luật quyền lực kinh tế khẩn cấp đối với Tiktok, đồng thời cho rằng điều này đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi của các nhân viên của công ty. Để có cái nhìn rõ hơn về việc Tiktok khởi kiện Mỹ và những ảnh hưởng của vụ kiện này tới quan hệ hai nước, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chu Văn Trọng trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ đã không thể quay trở lại thời kỳ yên bình trước đó, nhưng vẫn tồn tại lợi ích chung. Tin của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh:
Sau khi nhậm chức Thủ tướng I-rắc tháng 5 vừa qua, ông Mustafa Al-Kadhimi sẽ có chuyến thăm Mỹ đầu tiên và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump vào ngày 20/8. Giới phân tích từng nhận định, xử lý mối quan hệ với Mỹ là một trong những thách thức lớn nhất của ông Al-Kadhimi trên cương vị Thủ tướng I-rắc, vì vậy dư luận thế giới rất chờ đợi ông Al-Kadhimi sẽ đối diện với thách thức đó như thế nào trong chuyến thăm Mỹ lần này. Dù trước chuyến thăm, cả phía I-rắc và Mỹ cùng thông báo những nội dung chính sẽ được thảo luận trong cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo, nhưng vấn đề thu hút sự quan tâm lớn nhất vẫn là hợp tác Mỹ - Irắc trong lĩnh vực an ninh, bao gồm cả việc binh lính Mỹ đồn trú tại I-rắc cũng như mối quan hệ của cả Mỹ và I-rắc với Iran. Cuộc trao đổi của BTV Thúy Ngọc với phóng viên Thế Nguyễn, thường trú Đài TNVN thường trú tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
Việc Israel và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hồi tuần trước không chỉ đặt một dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương, mà còn được xem là “cơn địa chấn” tái định hình cục diện chính trị ở Trung Đông. Bản thân Thủ tướng Israel Netanyahu cũng tự tin rằng, sau khi bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Israel có thể tiến tới thiết lập quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác. Dù vậy, các nước Ả-rập lại nổi giận với thỏa thuận này, coi đây là lưỡi dao “đâm sau lưng thế giới Hồi giáo”, đi ngược lại thỏa thuận từng được các quốc gia Hồi giáo đưa ra năm 1967 là không công nhận nhà nước Israel.
“Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực, gây ra nhiều thách thức cho khu vực và toàn cầu, nhưng điều đó cũng không ngăn cản đà hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực”. Đây là nhận định của Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma khi trả lời phỏng vấn Đài TNVN về triển vọng quan hệ hai nước.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live