Khoảng 160 tấn ngũ cốc của Ukraine đã bị phá hoại tại một ga đường sắt ở Ba Lan trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chính sách của Liên minh châu Âu (EU) cũng như tình trạng mất cân bằng với sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn mà một quan chức cấp cao của Ukraine hôm Chủ nhật cho biết là từ Ukraine.
Sự kiện được dư luận chú ý, đó là việc Ba Lan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Ukraine trong Liên minh châu Âu cho biết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Kiev. Quyết định của Ba Lan được cho là do là bởi những căng thẳng bùng lên do lệnh cấm nhập khẩu của Ba Lan, Slovakia và Hungary với ngũ cốc Ukraine khiến Ukraine nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Căng thẳng trong vấn đề xuất khẩu ngũ cốc đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính bền vững trong mối quan hệ Ba Lan – Ukraine, hình ảnh thu nhỏ của tình đoàn kết châu Âu với Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Vậy tác động của động thái này sẽ đẩy quan hệ Ba lan- Ukraine, rộng hơn là EU-Ukraine tới đâu?
Việc nối lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vẫn đang gặp khó khăn, bất chấp nỗ lực của các bên liên quan. Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov hôm qua đã chỉ rõ lý do tại sao Nga vẫn chưa thể quay trở lại thỏa thuận này.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đang tìm kiếm giải pháp để khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, trong đó có việc thảo luận với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và gửi thư cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đề xuất nối lại thỏa thuận ngũ cốc.
Ba Lan, một trong những đồng minh thân cận và có tiếng nói nhất của Ukraine trong EU hiện vừa cho biết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Kiev, động thái này được xem có thể sẽ làm đảo lộn mối quan hệ chiến lược của châu Âu với Ukraine trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, hôm nay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có chuyến thăm Nga nhằm thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Ngày 17/7 vừa qua, Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận này với lý do những phần liên quan đến Nga trong thỏa thuận đã không được các bên thực hiện. Tuy nhiên, phía Nga vẫn để ngỏ cánh cửa cho việc nối lại sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nếu các điều kiện của Nga được đáp ứng. Liệu các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ có đem lại bước tiến mới nào cho việc khai thông xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng như hiện nay?
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định chi 145 tỉ đồng từ quỹ tài chính Công đoàn để tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc, giãn việc.- Chính thức đóng điện giai đoạn 1 đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm, cung cấp thêm cho hệ thống điện quốc gia 100 mê-ga-oát-píc.- Thổ Nhĩ Kỳ và Ucraina thống nhất cho rằng, ngoài thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, các lựa chọn xuất khẩu khác đối với ngũ cốc của Ucraina đều không khả thi.- Cục dự trữ liên bang Mỹ cảnh báo về đợt tăng lãi suất tiếp theo nhằm kiềm chế lạm phát.
Hôm qua, Hải quân U-crai-na công bố mở một “hành lang nhân đạo mới tạm thời” trên Biển Đen, để “giải phóng” các tàu hàng đang bị mắc kẹt tại các cảng của nước này. Động thái được xem là phép thử lớn đối với khả năng mở lại các tuyến đường biển của U-crai-na trong bối cảnh Thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen hết hạn vào tháng trước.
Hôm qua (3/8) Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp và thảo luận về chủ đề nguy cơ mất an ninh lương thực và nạn đói do xung đột leo thang. Các bên tham dự cuộc họp một mặt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vạnh ra lằn ranh đỏ cho an ninh lương thực toàn cầu, mặt khác cũng khẳng định cần chú trọng các biện pháp mang tính bền vững nhằm bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương nhất hiện nay.
Khôi phục lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen có vai trò quan trọng đối với các nước châu Phi. Đây là nhận định chung của nhiều nhà lãnh đạo châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh Nga –châu Phi vừa bế mạc tại Nga.
Đang phát
Live