“TP.HCM không lùi thời gian năm học mới 2021 – 2022. Hiện nay Thành phố đang tập trung khắc phục các khó khăn với quyết tâm không để bất cứ học sinh nào mất đi cơ hội học tập do dịch bệnh COVID-19. Trong đó, nhóm các học sinh có bố mẹ bị mất do dịch sẽ được đặc biệt quan tâm”. Đó là thông tin được đưa ra từ buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều nay (4/9).
CT nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư động viên ngành giáo dục, các thầy cô giáo và các em học sinh trước thềm năm học mới, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.- Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại Thái Nguyên.- Bộ Y tế yêu cầu từ nay đến 15/9, xét nghiệm tại nhà cho người dân ít nhất 2-3 ngày/lần, đối với khu vực nguy cơ cao.- Tại Hà Nội, sau ngày 6/9, 10 quận huyện sẽ tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16, và 5 đơn vị hành chính khác giãn cách một phần theo chỉ thị 15. Cơ quan công an cũng sẽ cấp, kiểm tra giấy đi đường có nhận diện qua phần mềm cho người dân.- Cần đặt ra những vấn đề gì khi TPHCM xem xét việc mở cửa lại nền kinh tế.- Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ ý định từ chức sau 1 năm cầm quyền.- Dịch COVID-19 bùng phát tại châu Á đang cản trở hoạt động sản xuất ở khu vực này trong tháng 8 vừa qua, kéo theo chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.
Chỉ còn vài ngày nữa học sinh cả nước sẽ bước vào năm học mới 2021-2022. Dù các địa phương đều xác định sẽ cố gắng khắc phục khó khăn do dịch COVID-19 để tổ chức dạy và học phù hợp, thế nhưng vẫn còn bộn bề những nỗi lo đối với các cơ sở giáo dục và học sinh.
Năm học mới 2021-2022 đang cận kề, nhưng học sinh ở nhiều địa phương sẽ không thể tung tăng đến trường trong tiếng trống khai giảng ngày 5/9 tới. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi, đặt ra bài toán nan giải là làm thế nào để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học không bị đứt gãy. Trong bối cảnh ngày khai trường đã cận kề và nhiều nơi đã công bố khung chương trình năm học 2021-2022, ngành giáo dục đang đứng trước một năm học mới chưa có tiền lệ. Cần có phương án gì để vượt qua khó khăn, thách thức, kiên trì mục tiêu và chất lượng giáo dục? PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cùng bàn luận về câu chuyện này.
Năm học mới: Chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh.- Phát triển vùng Viễn Đông trong một thế giới thay đổi.- Những người lính Vùng 3 Hải quân nỗ lực giúp người dân Đà Nẵng trong dịch Covid19.- Nghệ An: Nhiều giải pháp linh hoạt trong việc tổ chức dạy và học.- Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn do dịch bệnh.
Ngày 5/9 tới, TP Cần Thơ sẽ khai giảng năm học 2021-2022 bằng hình thức trực tuyến. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Sách giáo khoa tại các trường trên địa bàn gần như hoàn tất. Ngành giáo dục TP đã sẵn sàng cho năm học mới, thực hiện mục tiêu chung đảm bảo an toàn và giữ vững chất lượng giáo dục.
Năm học mới 2021-2022 đang đến rất gần với nhiều khó khăn, thách thức mà ngành giáo dục phải đối mặt. Những khó khăn của năm học vừa qua do dịch COVID-19 gây ra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến năm học 2021-2022. Đặc biệt, năm học này, khối lớp 2 và lớp 6 bắt đầu học chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội. Đáng chú ý, ở bậc THCS sẽ xuất hiện một số môn học tích hợp, hoạt động trải nghiệm. Khó khăn, thách thức đặt lên vai ngành giáo dục nói chung, thầy và trò ở bậc học lớp 2 và lớp 6 nói riêng. Đặc biệt với học sinh lớp 6 vốn dĩ khi chuyển cấp từ lớp 5 lên thường bị sốc do chương trình thay đổi, cách thức dạy học, kiểm tra đánh giá thay đổi. Giờ đây lại phải học chương trình mới, cùng với đó là việc triển khai bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 6 hoàn toàn mới mẻ. Khách mời là PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) bàn luận cụ thể hơn về nội dung này.
Năm học mới: Chống “hẫng” khi triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6.- Vận chuyển 10 tấn bánh trung thu lậu trên xe ô tô có giấy chứng nhận ưu tiên “luồng xanh”.- Afghanistan trước thời hạn chót: Hỗn loạn và rối ren.- Hơn 85 nghìn doanh nghiệp đã rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng qua.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đã đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ giao bổ sung hơn 94 nghìn 700 biên chế trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó riêng năm 2021 đề nghị bổ sung khoảng 30 nghìn biên chế. Nhiều địa phương cho biết, việc thiếu giáo viên đang ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học, đặc biệt là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thị sát công tác chống dịch Covid-19 tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu mục tiêu chậm nhất tới 15/9, tỉnh phải kiểm soát được dịch bệnh, trở lại trạng thái bình thường mới.- Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng khai thác Bưu chính Thế giới, nhiệm kì 2022-2025.- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới theo hình thức trực tuyến với gần 500 điểm cầu trên cả nước.- Các lực lượng Mỹ tại Apghanistan tiếp tục nhận được cảnh báo về các cuộc tấn công tại sân bay Cabun.- Dự báo 95% bề mặt đại dương trên trái đất sẽ biến đổi tiêu cực vào cuối thế kỉ này nếu lượng khí thải carbon không được cắt giảm.
Đang phát
Live