VOV - Luật đất đai 2024 đi vào cuộc sống, giải quyết những tồn đọng về đất đai - Phỏng vấn: PGS.TS Trần Trọng Phương, Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Quản lý đất đai - Đề án 1 triệu ha lúa khắc phục tình trạng canh tác manh mún, nhỏ lẻ - Niềm vui trên làng quê nông thôn mới kiểu mẫu Bắc Giang.
Tỉnh Bình Định có 90/113 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ gần 80% số xã trong tỉnh. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở tỉnh Bình Định.
Đề xuất bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 - 2 con: Để sinh con không còn là "gánh nặng"- Robot AI tạo ra mỹ phẩm theo làn da- Xã Vĩnh Lập, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương – vùng đất “làm rươi” chuyển mình từ nông thôn mới
Thành phố Vũng Tàu vừa được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2023- Do vướng mắc về nguồn vốn và cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư, Dự án chống ngập 10 nghìn tỉ ở TP.HCM vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, dù đã đạt 90% khối lượng công trình- Tuần cuối cùng của tháng 7 này, các cấp Công đoàn trên toàn quốc sẽ tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” cho người lao động- Từ ngày mai, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng mức thuế lên tới 37,6% đối với hàng nhập khẩu xe điện sản xuất tại Trung Quốc. Động thái có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa 2 bên- Mỗi năm, khoảng 33.000 người Ấn Độ tử vong vì ô nhiễm không khí
Qua 13 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Tân Phước( vùng Đồng Tháp Mười) của tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành các tiêu chí để đề nghị Trung ương xét công nhận Huyện Nông thôn mới.
Xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề không dễ trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đối với huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - địa phương vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới, những mô hình hay, những ý tưởng sáng tạo đã gỡ khó vấn đề này. Từ đây, rác thải sinh hoạt đã được xử lý theo đúng quy trình, diện mạo nông thôn càng xanh, sạch, đẹp.
Nghinh Tường là một trong 6 xã khó khăn nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nằm cách trung tâm huyện Võ Nhai khoảng 50 km, xã có diện tích rộng lớn, dân cư thưa thớt, địa hình chia cắt, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề trồng rừng, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 40%. Đây chính là những yếu tố khiến quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã Nghinh Tường đang gặp nhiều khó khăn.
Cấm thuốc lá điện tử: Liệu có khả thi?- Robot hỗ trợ học sinh châu Âu học từ xa- Xây dựng nông thôn mới gắn với mô hình “làng thông minh” ở tỉnh Bình Dương
Trong những năm qua từ sự gương mẫu, đi đầu của đội ngũ Bí thư chi bộ, việc xây dựng nông thôn mới trong vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Kon Tum có nhiều khởi sắc, cuộc sống và lao động sản xuất của người dân chuyển biến tích cực, đặc biệt là các buôn làng ở vùng sâu, vùng xa.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, với 80% số xã và 50% đơn vị cấp huyện trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, 40% số xã đạt nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, năm 2024 sẽ là năm phải tăng tốc mạnh mẽ. Thời gian trước đây, các địa phương đã hoàn thành những tiêu chí dễ làm, thuận lợi; còn những công việc khó, những tiêu chí đòi hỏi chất lượng cao hơn đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề. Theo thống kê, hiện cả nước vẫn còn 16 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh “trắng xã nông thôn mới”.
Đang phát
Live