Thời gian gần đây, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã mang lại những lợi ích kép, tận dụng được lợi thế cảnh quan tự nhiên, văn hoá truyền thống, sản phẩm đặc trưng vùng miền, những điểm du lịch ở nông thôn đã trở thành điểm tìm về hấp dẫn của nhiều du khách, đồng thời mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, làng quê cũng bừng dậy, khởi sắc hơn. Tiếp tục nhấn mạnh về phát triển du lịch nông thôn, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nhấn mạnh đến nội dung: triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng thí điểm và phát triển mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo – Di sản gắn kết”. Vậy mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo- Di sản gắn kết” được Nghị quyết của Chính phủ nhắc đến là gì và sẽ được phát triển ra sao trong thời gian tới?
Tháng 12 vừa qua, xã Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho) ra mắt xã Nông thôn mới kiểu mẫu, đây là xã đầu tiên của tỉnh Tiền Giang được công nhận danh hiệu này. Đạt được thành quả trên là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân địa phương trong việc thực hiện đạt các tiêu chí đề ra. Trong đó, vai trò đóng góp của đội ngũ cán bộ, đảng viên địa phương rất quan trọng, là hạt nhân nòng cốt trong các phong trào, làm gương cho quần chúng noi theo.
Sáng nay (31/1), 10 huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum đồng loạt tổ chức Lễ ra quân xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh đầu Xuân Quý Mão 2023.
Với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Bahnar sinh sống từ nhiều năm nay, làng Đê Ktu, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai là một trong những ngôi làng tiêu biểu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cùng với chính quyền địa phương, người dân trong làng đã nỗ lực trong lao động sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đánh giá đã đạt được thành tựu “to lớn, toàn diện và có tính lịch sử”. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, tiện ích xã hội được nâng lên, thu nhập người dân cải thiện dần. Tuy nhiên cũng thật trăn trở khi những tiêu chí xây dựng nông thôn mới đang làm mất đi giá trị văn hóa; hay sự “sao chép” thiếu chọn lọc khiến cho làng cao lên, làng to ra, nhưng con người lại dần xa nhau. Vậy xây dựng nông thôn mới phải làm gì để hướng đến mục tiêu người làng quê trân quý những giá trị truyền thống cha ông để lại và giúp con người sống tử tế, an bình và văn minh hơn.
Tiên Yên (Quảng Ninh) là huyện miền núi phía Bắc đầu tiên đạt chuẩn NTM, lại cán đích sớm trước 1 năm. Bên cạnh Tiên Yên còn có Đầm Hà, một huyện miền núi khác của Quảng Ninh cũng vừa cán đích NTM. Làm thế nào để đạt nông thôn mới nhìn từ 2 huyện miền núi.
Thành phố Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 382 xã của thành phố cơ bản về đích nông thôn mới. Năm 2022, thành phố xác định là giai đoạn đầu xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Làm thế nào để nhận diện những trang web giả mạo bảo vệ thông tin cá nhân- Khởi sắc ở Cư Suê, Đắc Lắc từ chương trình nông thôn mới- Ngôi nhà che chở cho các nạn nhân sau trận lốc xoáy ở Mỹ
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng trở lại với phim truyền hình “Mẹ ác ma, Cha thiên sứ”- Niềm vui trở lại vùng xanh ở một xã có đông đồng bào Khmer- các sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần
- Các địa phương chủ động ứng phó với bão Rai. - Vượt dịch bệnh, trái cây Việt vẫn nối nhau xuất ngoại. - TP HCM cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu phục vụ hàng Tết. - Chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong mùa đông.
Đang phát
Live