VOV1 - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% và phấn đấu tăng trưởng 2 con số, Chính phủ xác định hoàn thiện thể chế là một trong những giải pháp quan trọng.
- Luật đất đai 2024 tác động lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh - Ecuador hoàn tất việc hoán đổi nợ 1,5 tỷ đô la Mỹ để bảo tồn hệ sinh thái tại rừng Amazon
7 tháng năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,81%. Trong bối cảnh không thuận của kinh tế quốc tế và cả khó khăn nội tại từ trong nước, tỉnh Hưng yên đang đẩy mạnh và triển khai thực chất hơn nữa các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, trợ lực cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển. PV Xuân Lan phản ánh:
Với thông điệp rõ ràng về tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp, Nghị quyết số 02 năm 2024 của Chính phủ được thiết kế tổng thể với mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025 và một số nhiệm vụ trọng tâm ngay trong năm nay.
Chính phủ quyết liệt trong cải thiện thực chất môi trường kinh doanh.- Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa - hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.- Khánh Hòa: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Ngày 05/01, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Trong đó, một trong những nhiệm vụ giải pháp được đặt ra là nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng khi giải pháp này được thực hiện quyết liệt, sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho cho doanh nghiệp, cải thiện Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay. Những con số ấn tượng này là kết quả từ những số gắng, nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Một trong những mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết đặt ra là phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023. Mục tiêu này cũng tương đương mức dự báo của Tổng cục Thống kê mới đây. Theo đó, cơ quan này ước tính sẽ có thêm 230.500 doanh nghiệp gia nhập nền kinh tế năm 2024. Trong đó, 162.500 doanh nghiệp ra đời và 68.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 16%. Vấn đề đặt ra ra là cần làm gì để hiện thực hóa mục tiêu này? Đây là nội dung được phân tích, bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.
Ngày 05/01/2024, Chính phủ đã ban hành hai Nghị quyết đầu năm về kinh tế hết sức quan trọng. Cùng với Nghị quyết số 01 “về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024” thì sự trở lại của Nghị quyết số 02 về “cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” được đánh giá cao.
Năm 2023 vừa đi qua với nhiều khó khăn, thử thách đối với cộng đồng doanh nghiệp. Bước sang năm 2024, doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ sẽ có nhiều chính sách tiếp tục hỗ trợ, cũng như tạo thuận lợi trong môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp phục hồi và tiếp tục phát triển.
Đang phát
Live