Việc định giá đất là một vấn đề nóng được bàn luận nhiều trong quá trình góp ý Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Nhiều chuyên gia cho rằng, giá đất đang trong tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa cho thuê sân”. Đây là vấn đề khiến người dân rất bức xúc trong thời gian qua. Do đó, trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần xem xét yếu tố công khai, minh bạch về định giá, có đơn vị độc lập đứng ra giải quyết khiếu kiện về đất đai.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa (tức là đến 15/3), việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Luật đất đai sửa đổi sẽ kết thúc. Dự thảo được kỳ vọng không chỉ giải quyết những tồn tại vướng mắc, mà sẽ giải phóng được nguồn lực đất đai, tạo ra động lực mới cho phát triển đất nước, vậy đến nay, việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào dự luật này đã đạt được kết quả như thế nào, làm thế nào để huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích của Nhân dân? Phóng viên Đài TNVN có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Lê Minh Ngân về nội dung này.
Tỉnh Kon Tum tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh- Dự thảo luật đất đai sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đa số người dân, chuyên gia đồng tình với việc sửa đổi luật và mong muốn dự thảo luật Đất đai làm rõ quy định mục đích, tiêu chí, trường hợp thật cần thiết phải thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi của các bên- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương khu vực ĐBSCL khẩn trương trữ nước ngọt, ứng phó với nước mặn xâm nhập gia tang- Thái Lan và Malaixia nhất trí đưa khu vực biên giới thành vùng đất hòa bình và thịnh vượng- Tổng thống Ukraine có chuyến công du một loạt nước châu Âu nhằm vận động đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU của nước này
Kể từ hôm nay (3/1), Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tán thành và đồng tình cao, ý kiển cử tri và nhân dân cho rằng, việc lấy ý kiến góp phần đảm bảo quá trình xây dựng Luật chặt chẽ, bao trùm hơn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi đi vào cuộc sống.
Bắt đầu từ hôm nay, 3/1, đến này 15/3, toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng các dự án luật trong đó có Luật đất đai (sửa đổi); tạo sự đồng thuận của Nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Luật đất đai.
Hôm nay (3/1/2023), ngày làm việc chính thức đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, cũng là ngày đầu tiên Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước quan trọng trong xây dựng pháp luật về đất đai, thể chế hóa Nghị quyết số 18, Hội nghị trung ương 5 khóa 13 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Do vậy, lắng nghe dân, hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai trong năm 2023, việc hệ trọng- cần cẩn trọng.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp tổng kết 10 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về khai thác sử dụng quặng Boxit Tây Nguyên.- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị đưa dự án luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2021.- Việt Nam và Trung Quốc bàn việc thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản giữa hai nước trước tác động từ dịch bệnh COVID-19.- Hôm nay, nước ta có thêm 6 ca mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh, đưa tổng số ca được điều trị khỏi là 176.- Kết quả bầu cử sơ bộ tại Hàn Quốc, đảng Cầm quyền thắng lớn.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live