VOV1 - Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành đề xuất nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thời gian tới để năm 2025 phải tăng trưởng ít nhất 8%.
Tốc độ tăng trưởng GDP quý II tốt hơn Quý I. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế biến động khó lường, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với đó sức cầu trong nước vẫn yếu, là những yếu tố đầy thách thức với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Lạm phát có dấu hiệu gia tăng, khi chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đã tăng 4,08% so cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 7 tháng, CPI tăng 4,12%. Vậy giải pháp nào để “bảo đảm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 dưới 4,5% như đã đề ra” ? Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh có những phân tích, góc nhìn về các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam và giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đạt được kết quả thu hút và thực hiện đầu tư nước ngoài khá tích cực, với tổng số vốn đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. PV Xuân Lan có bài đề cập:
Tại Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố, ghi nhận nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam phục hồi khá, 6 tháng đầu năm ước đạt 5,8%. Tuy nhiên, tốc độ vẫn chậm và thấp hơn khoảng 1% so với mức tăng trưởng tiềm năng trước đại dịch Covid-19. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 6% đến 6,5% của năm nay, còn nhiều thách thức nền kinh tế phải vượt qua. Mới đây, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 93 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, với những nhóm giải pháp chi tiết, cụ thể, đốc thúc các Bộ, cơ quan, địa phương… thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Sáng nay (4/1), Cục Thống kê và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) ra mắt “Báo cáo Kinh tế vĩ mô TP.HCM: Kết quả 2023 và Dự báo 2024”. Đây là lần đầu tiên TP.HCM có một ấn phẩm về kinh tế vĩ mô và dự kiến sẽ được xuất bản hàng năm.
Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.- Doanh nghiệp bất động sản đề xuất lãi suất cho vay nên giảm xuống dưới 10%.- Phiên giao dịch chứng khoán ngày 29/5, VN Index tăng mạnh với dòng tiền được cải thiện.
“Chính sách tiền tệ cần duy trì trạng thái thích ứng với hiện trạng của nền kinh tế, tiếp tục cân bằng giữa rủi ro tài chính với hỗ trợ phục hồi kinh tế, khơi thông sự luân chuyển của dòng vốn”, đây là khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Tác động của môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và hồi phục tăng trưởng năm 2023 do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng nay (11/05) tại Hà Nội.
Sáng nay 5/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023. Cùng dự có các phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, thủ tưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ.
“ Năm 2023 toàn ngành kế hoạch đầu tư tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2022 với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, đổi mới cải cách, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ về mọi mặt, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Những bài học kinh nghiệm của năm 2022 sẽ được đúc rút và năm 2023 Bộ tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, sứ mệnh mới mà Đảng, Chính phủ đặt lên vai. Đây vừa là vinh dự tự hào, vừa là trách nhiệm đối với đất nước”- Đây là những lời tâm huyết mà Bộ trưởng Bộ KHĐT phát biểu trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 vừa được tổ chức tại Hà nội. Bài viết của PV Xuân Lan:
Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được cải thiện.- Bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022.- Nhóm cổ phiếu ngân hàng không hút được dòng tiền, cổ phiếu bất động sản giảm sâu.
Đang phát
Live