Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2020, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của ngành khoa học cho thấy, chúng ta mới chỉ có hơn 460 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và vài chục doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao- tức chỉ bằng khoảng 1/10 mục tiêu đã đề ra. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu, và liệu mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm nay liệu có đạt được?
Với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ đang phát triển như Việt Nam, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới được xem là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, hoạt động chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Vậy đó là những khó khăn gì và giải pháp nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thành công?
Để đạt được mục tiêu hình thành cộng đồng, hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ, ngày 1/2/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 13 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019; ngoài ra Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu đề ra vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, rất cần sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, ngành trong ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ...
- Chặng đường 1 tháng miệt mài của các nhà khoa học ở Học viện Quân Y để chế tạo ra kit xét nghiệm Sars-CoV-2 – một thành tựu nổi bật được quốc tế công nhận nhân ngày Khoa học công nghệ.- Nét văn hóa độc đáo của một bộ lạc ở châu Phi, khi đàn ông phải tham gia các cuộc thi sắc đẹp mới có thể lấy được vợ.- Trải nghiệm tour du lịch thực tế ảo thú vị tại đất nước Nam Phi.- Ca sĩ Đăng Thuật và nghệ sĩ Thanh Phong: Hai nghệ sĩ ở hai thế hệ nhưng đều chung một cảm xúc đong đầy khi hát những bài ca về Bác Hồ.- Học Bác là trao đi yêu thương.
Nếu đã từng nghe về kinh tế nền tảng-kinh tế chia sẻ, nhưng chưa thực sự hiểu rõ phương thức kinh doanh này, chưa biết xu hướng thực tế của nó ra sao và cần tiến hành như thế nào để có thể trụ được hay phát triển được, Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay sẽ hỗ trợ thông tin – chia sẻ cùng quý vị. Và hy vọng những thông tin này sẽ chi tiết-sinh động qua câu chuyện thực tế của Telepro – dự án khởi nghiệp đang được nhiều doanh nhân, doanh nghiệp dày dặn kinh nghiệm thương trường dốc vốn đầu tư. Các vị khách mời tham gia chương trình là ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc phụ trách ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, Đại học Bách Khoa và bạn Nguyễn Hiếu – chủ nhân dự án.
- Thành công nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất.- Kỹ thuật nuôi gà cho năng suất cao.- Sơn La: Mận chín đỏ cây, nông dân lo đói!- Nông thôn mới Ứng Hòa: Tập trung chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live