Giáo dục cần bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.- Quyền tiếp cận thông tin trong Luật đất đai 2024.- Hồi giáo cực đoan trỗi dậy - mối nguy đối với Syria và khu vực.- Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao”.- Nỗi lo sạt lở núi ở vùng cao sau mưa lớn
Từ khi chủ trương dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu được Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai các kế hoạch kiểm đếm, thu hồi đất... để tạo đất sạch bàn giao cho đơn vị thi công. Cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần quyết liệt, vận động để người dân hợp tác, bàn giao đất.
Tại Tọa đàm “TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Học viện cán bộ TPHCM tổ chức ngày 26/11, các đại biểu cho rằng, TPHCM chưa bao giờ có cơ hội tốt như bây giờ để khơi dậy truyền thống năng động sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu của dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.- Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bungari. Sau cuộc hội đàm, hai bên đã ra Tuyên bố chung, khẳng định tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng.- Bộ Tài chính đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân để khắc phục một số hạn chế, bất cập như mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đã lạc hậu, giảm trừ 4 triệu 400 nghìn đồng một tháng đối với người phụ thuộc.- Trung Quốc cảnh báo đỏ về bão tuyết tại tỉnh Hắc Long Giang.- Tín hiệu được mô phỏng giống như từ nền văn minh ngoài Trái Đất được gửi đi vào năm ngoái đã chính thức được giải mã
Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển bền vững. Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 về phát triển kết cấu hạ tầng, là hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Làm thế nào để tạo đột phá hạ tầng, hiện thực hóa những mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Trần Du Lịch- Đại biểu Quốc hội các khóa IX, XII, XIII
Ngày 31/10/2024, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Đài TNVN giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm
Nhằm tạo ra diễn đàn để các doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững nhằm thúc đẩy nông nghiệp Tây Nguyên phát triển theo hướng hiện đại, sáng nay (30/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến điểm cầu thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trong bối cảnh hiện nay, khi cả Việt Nam và Nhật Bản đều coi công nghiệp bán dẫn là ngành kinh tế mũi nhọn, đầy tiềm năng và không thể thiếu được trong tương lai, đồng thời, đều có những lợi thế riêng để có thể bổ trợ cho nhau, hai nước cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để chung sức phát triển công nghiệp bán dẫn, và chắc chắn sẽ có những thành tựu lớn trong tương lai gần. Đây là nhận định không chỉ của các chuyên gia kinh tế và các học giả, mà còn là nhận thức chung của giới chính trị Nhật Bản. Tuấn Nhật và Ngọc Huân - phóng viên Đài TNVN thường trú tại Tokyo, phỏng vấn Tiến sỹ - Hạ nghị sỹ Soramoto Seiki – một trong những nhân vật giữ vai trò hoạch định chính sách của Nhật Bản, về vấn đề này.
Trong chương trình trước, chúng tôi đã phát bài 1 của loạt bài: “Nỗi lo sạt lở hầm, cầu đường sắt đoạn qua miền Trung” nêu thực trạng hàng loạt hầm, cầu đường sắt ở miền Trung xuống cấp, báo động nguy cơ mất an toàn vận tải đường sắt. Tuy nhiên nguồn lực dành cho việc tu sửa những công trình này chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến tình trạng tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay khó tránh khỏi chuyện dừng tàu khi xảy ra sự cố. Mới đây, Hội nghị lần thứ X, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350km/h) trên trục Bắc - Nam. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV đang xem xét chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Khi án này hoàn thành sẽ xóa thế độc đạo đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, trong thời gian chờ dự án đường sắt tốc độ cao hoàn thành các thủ tục và triển khai thì ngành Giao thông Vận tải cần có hướng khắc phục những bất cập, bảo đảm an toàn hệ thống cầu, hầm đường sắt Bắc - Nam đoạn qua miền Trung, đặc biệt là bảo đảm thông suốt trong mùa mưa lũ. Kết thúc loạt bài: “Nỗi lo sạt lở hầm, cầu đường sắt đoạn qua miền Trung”, trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài “Không để xảy ra sự cố sập hầm, dừng tàu vận tải”.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam có 27 hầm trên địa bàn từ tỉnh Quảng Bình đến Khánh Hòa. Các hầm, cầu đường sắt được xây dựng và đưa vào khai thác cách đây gần trăm năm. Trên tuyến có nhiều hầm và cầu hết niên hạn sử dụng. Trong mùa mưa bão, các đơn vị quản lý đường sắt đứng ngồi không yên trước tình trạng hầm, cầu đường sắt ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Đường sắt Bắc - Nam hiện chỉ có đường đơn, khi xảy ra sự cố trên tuyến thì cả tuyến phải điều chỉnh lịch chạy tàu cũng như tìm phương án ứng phó.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live