Hôm nay (24/)11), Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến liên kết vùng, khu vực TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận, thu hút sự tham gia của hàng ngàn người lao động và sinh viên, học sinh trường nghề có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Trong 2 ngày hôm qua và hôm nay (25/8), Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum tổ chức Phiên giao dịch việc làm tại 2 huyện khó khăn hưởng chính sách 30a của Chính phủ là Tu Mơ Rông và Kon Plông. Phiên giao dịch việc làm đã định hướng nghề nghiệp cho trên 600 lao động người dân tộc thiểu số Xơ Đăng ở 2 địa phương này.
Cả nước hiện có 82 trung tâm dịch vụ việc làm công lập, khoảng 500 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm tư nhân cùng mục đích kết nối cung cầu thị trường lao động. Tuy nhiên, thực tế, không phải đơn vị nào cũng xây dựng những sàn giao dịch việc làm trực tuyến hữu dụng thực sự với người lao động, với nền kinh tế. Liệu đó đã là tất cả nguyên nhân cho đề xuất cần sớm xây dựng 1 sàn giao dịch việc làm cấp độ Quốc gia? Yêu cầu cao nhất của 1 sàn giao dịch việc làm cấp quốc gia là gì và trách nhiệm của các bên liên quan trong câu chuyện này là gì? Kinh nghiệm quốc tế nào cho Việt Nam…PGS.TS Cao Văn Sâm – Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện Đào tạo và phát triển nhân lực, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Chuyên gia lao động, việc làm cùng bàn luận câu chuyện này.
Hơn 42.000 chỉ tiêu việc làm và học nghề, được 188 doanh nghiệp, đơn vị tham gia tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 14 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải phòng, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Cao Bằng và Điện Biên diễn ra sáng nay. Tham gia phiên giao dịch việc làm, người lao động có thể tìm được công việc phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân, với thu nhập từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng.
Hôm nay (12/8), tại Bình Dương, Cục việc làm thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Công ty TNHH cung ứng nhân lực Nhân Kiệt tổ chức tọa đàm trao đổi về "Phát triển hệ thống sàn giao dịch việc làm". Tại đây, các địa phương chia sẻ khó khăn trong việc cung ứng lao động cho doanh nghiệp khi không có dữ liệu kết nối chung. Doanh nghiệp cũng "than" khó tìm lao động qua các sàn giao dịch việc làm miễn phí.
Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, dẫn đến khó khăn cho công nhân lao động. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao dịch việc làm nhằm đảm bảo thị trường lao động kết nối linh hoạt, đồng bộ. Tại TP.HCM, từ thời điểm đại dịch COVID-19 đến nay, song hành với các phiên giao dịch việc làm trực tiếp, sàn giao dịch việc làm trực tuyến đã góp phần kết nối việc làm cho người lao động.
Hơn 9.000 chỉ tiêu việc làm, với mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/người/tháng được các doanh nghiệp đưa ra, nhằm tuyển dụng lao động tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc diễn ra sáng nay.
Sáng (13/4) sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hưng Yên, Thái Bình và Hải Phòng. Hoạt động do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức.
Sáng nay (11/4), Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức “Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật”. Đây là hoạt động thiết thực, hướng tới Ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4).
Sáng nay (4/1), tại TT dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Phiên giao dịch việc làm chuyên đề "việc làm bán thời gian năm 2023" với khoảng 2000 chỉ tiêu việc làm. Phiên việc làm này nhằm hỗ trợ người lao động, sinh viên đang học tập và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhu cầu tìm việc làm bán thời gian dịp trước Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Đang phát
Live