- Cần cú hích nào cho loại hình kinh doanh dịch vụ giải trí về đêm trong bối cảnh “bình thường mới”, khi dịch bệnh COVID- 19 còn có thể kéo dài, phức tạp?- Phát minh chiếc nôi thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.- Những chiếc khẩu trang làm từ sợi gai dầu giúp bảo vệ môi trường.- Chuyện kể của những người bảo vệ Lễ đài ngày độc lập.- Tình yêu dành cho những con rối và nghệ thuật điện ảnh, sân khấu truyền thống.
Khu phố cổ Bao Vinh nằm cách trung tâm thành phố Huế 3km, từng là một thương cảng nhộn nhịp bậc nhất cố đô Huế. Hệ thống nhà cổ cùng lối kiến trúc độc đáo của phố cổ Bao Vinh gần như bị “bỏ quên” suốt mấy chục năm nay. Nhiều ngôi nhà cổ xuống cấp và mất dần theo thời gian. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có kế hoạch bảo tồn và phát triển du lịch tại phố cổ Bao Vinh. Bài viết của PV Lê Hiếu thường trú tại Miền Trung.
- Thanh Hóa: Người dân đồng thuận là điều kiện tốt nhất cho công tác giải phóng mặt bằng - Công khai, minh bạch thông tin về đất đai - Giải đáp thắc mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai
- Nhân sự trượt cấp uỷ - nhìn từ một số đại hội cấp trên cơ sở.- “Chia lửa” ở tâm dịch Đà Nẵng là nội dung Phần 2 của loạt bài: “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại”.- Kho bạc TP. Hồ Chí Minh điểm danh hàng loạt dự án đầu tư thực hiện giải ngân thấp.
- Cần sớm hoàn thành hồ sơ thanh toán để đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.- Tháo gỡ vướng mắc cho điện mặt trời áp mái.- “Nữ doanh nhân thời 4.0: mạnh dạn thôi chưa đủ”.
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đài Phát thanh Giải phóng trở thành người bạn đường gần gũi của quân và dân ta. Nhờ làn sóng của Đài, các tin tức chiến thắng, thông cáo quân sự, bài viết có tính chất chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Miền nhanh chóng được chuyển đến từng đơn vị, địa phương, cán bộ chiến sĩ cũng như nhân dân, phân tích những âm mưu, thủ đoạn chiến tranh mới của địch. Tiếng nói của Đài Giải phóng thường xuyên vang lên đã củng cố niềm tiên tất thắng, động viên đồng bào cả nước đóng góp hết sức mình vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những ký ức không quên về Đài Phát thanh Giải phóng qua lời kể của các chứng nhân lịch sử được ghi lại trong bài viết sau đây của phóng viên Ngọc Xuân, Cơ quan thường trú tại TPHCM.
Với sự trung gian của Mỹ, CH Serbia đã bình thường hóa quan hệ kinh tế với Kosovo. Đây là lần đầu tiên Serbia đồng ý bình thướng hóa quan hệ với Kosovo, kể từ khi Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập năm 2008. Có nhiều ẩn số xung quanh câu chuyện này, nhưng ớ một góc độ, câu chuyện bình thường hóa này cho thấy có nhiều tính toán chính trị mới của chính quyền của tổng thống Donald Trump trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ. BTV Hồ Điệp bình luận về nội dung này:
Mặc dù dịch COVID-19 tác động nặng nề đến mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước, song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng qua đã có sự chuyển biến tích cực. Với quyết tâm cao, Chính phủ đặt ra mục tiêu, phải nỗ lực phấn đấu để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang.
Hạn hán, xâm nhập mặn... những tác động của biến đổi khí hậu đã và đang khiến ngành nông nghiệp phải chuyển đổi phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, phải tìm ra giải pháp tiết kiệm nước phù hợp trong mọi hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều giải pháp công nghệ trồng cây tiết kiệm nước đã được nghiên cứu và phát triển trong thời gian qua. Không chỉ thân thiện với môi trường (tiết kiệm hơn 80% nước tưới, hơn 60% năng lượng, hơn 60% phân bón), việc ứng dụng giải pháp công nghệ trồng cây tiết kiệm nước còn phù hợp với mọi người, dễ dàng lắp đặt và sử dụng ở khắp mọi nơi. Thậm chí với giải pháp này, người dân có thể không cần tưới nước cho cây trong hơn 15 ngày mà cây vẫn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khách mời là chị Huỳnh Thị Ngọc Nhi- Công ty TNHH Canh tác số 1 sẽ cùng chia sẻ về giải pháp này.
Sau khi bất ngờ về quyết định từ chức của Thủ tướng Nhật Bản Abe shinzo vào Thứ 6 tuần trước, dư luận giờ đây đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc đua giành chiếc ghế Chủ tịch Đảng LPD cầm quyền và kế nhiệm ông Abe. Liệu các đường hướng, chính sách của Nhật Bản giai đoạn “hậu Abe shizo” có nhiều thay đổi không, khi mà nhà lãnh đạo này đã ghi dấu ấn cá nhân khá rõ nét trong các quyết sách cả về đối nội và đối ngoại trong thời gian tại nhiệm. Để làm rõ hơn các nội dung này, mời quý vị cùng nghe cuộc trao đổi giữa BTV Thu Hà và Phóng viên Bùi Hùng, thường trú tại Nhật Bản:
Đang phát
Live