- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng các chuyến bay thương mại, chỉ thực hiện các chuyến bay giải cứu, với các trường hợp khó khăn, thực sự cần thiết từ nước ngoài về Việt Nam.- Liên quan đến ca mắc Covid-19 số 1347 tại TPHCM, nước ta ghi nhận thêm 2 ca mắc mới có liên quan đến ca bệnh này.- Xuất khẩu dệt may năm nay của nước ta ước đạt hơn 35 tỷ USD, trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 1 phần tư so với cùng kỳ năm ngoái.- Liên bang Nga đã có những nguyên mẫu vắc-xin chống lại sự lây nhiễm HIV.- Tình hình dịch Covid-19 tại Hong Kong (Trung Quốc) diễn biến phức tạp, chính quyền đặc khu hoãn việc triển khai "bong bóng du lịch" với Singapore sang năm sau.
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” toàn quốc năm nay cho 37 công trình, giải pháp sản phẩm sáng tạo tiêu biểu.- Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục bị ngập lụt nghiêm trọng, hàng nghìn người dân lại đối mặt với hiểm nguy do mưa lũ.- Thỏa thuận thương mại giữa Liên minh Châu Âu và Anh nếu không đạt được, doanh nghiệp hai bên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rào cản thuế quan.- Một sản phụ Singapore sinh con có kháng thể COVID-19.
- Cần làm gì để nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở?- Nâng cao chất lượng hòa giải viên ở cơ sở: Nhìn từ thực tế ở Hà Tĩnh và Kon Tum.
Phóng viên Phan Tùng - Thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ trao đổi với nhà báo Ấn Độ Rudroneel Ghost về câu chuyện giải quyết vấn đề Biển Đông và tình hình địa chính trị ở khu vực Đông Nam Á. Trước đó, trên tờ Times of India, nhà báo Rudroneel Ghost bình luận: ASEAN có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, cũng như thúc đẩy tiến trình ngoại giao và pháp lý, thúc đẩy các cơ chế đa phương dựa trên luật pháp tại khu vực.
Vừa rèn luyện sức khỏe, vừa truyền đi thông điệp ý nghĩa, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn mắc các bệnh về mắt có cơ hội phục hồi thị lực, tìm lại sự tự tin, niềm vui và động lực vươn lên trong cuộc sống. Trong 10 năm: từ năm 2020 tới 2030, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt mục tiêu sẽ hỗ trợ mổ mắt cho khoảng 10.000 trẻ em. Và giải chạy mang tên Ánh dương soi chiếu được tổ chức mới đây đã góp phần ý nghĩa vào chương trình này.
Giải bóng đá VĐQG LS V- League 2020 chính thức khép lại với các kết quả: CLB Viettel giành chức VĐQG, trở thành đại diện duy nhất của bóng đá Việt Nam tham dự AFC Champions League 2021; 2 đội Hà Nội FC và Sài Gòn FC lần lượt đứng vị trí thứ nhì và ba, đại diện cho bóng đá Việt Nam tại AFC Cup 2021; đội Quảng Nam đứng cuối nhóm B ở giai đoạn 2 và phải xuống thi đấu ở hạng Nhất, trong khi theo chiều ngược lại, một đội bóng miền Trung khác là Bình Định sẽ lên thi đấu tại V- League mùa tới. Như vậy, một mùa giải bóng đá đầy biến cố, trắc trở, thách thức với 2 lần phải hoãn lại bởi dịch bệnh cuối cùng đã về đích, với những cuộc rượt đuổi ở 2 đầu bảng đấu tới giây thi đấu cuối cùng. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải, cựu cầu thủ Thể Công, nguyên TBT báo Bóng đá.
Hôm nay, 10/11/2020, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn cuối cùng trong nhiệm kỳ khóa XIV. Mục đích chính là đánh giá một cách toàn diện kết quả triển khai các yêu cầu của Quốc hội được nêu trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Điểm mới là cách thức tiến hành chất vấn và trả lời sẽ không theo nhóm chuyên đề, mà đại biểu tiến hành chất vấn tất cả vấn đề quan tâm. Kết thúc ngày đầu tiên phiên chất vấn, chúng ta không chỉ nhận thấy rõ hơn một Quốc hội có đổi mới, cải tiến để sâu sát hơn những vấn đề cuộc sống và cử tri đang đặt ra, thấy rõ hơn trách nhiệm, những khó khăn, vướng mắc của các Bộ, ngành và của Chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề hạn chế, vướng mắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chất vấn để đánh giá năng lực của các thành viên Chính phủ, của chính đại biểu Quốc hội, đồng thời cũng mở ra trách nhiệm tiếp theo của họ đối với các vấn đề còn tồn tại,bức xúc.
Có một thực tế đáng báo động nhiều năm trở lại đây: hoạt động thu hồi nợ gắn với tín dụng đen thường đi kèm với các hành vi như bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản; gọi điện, nhắn tin đe dọa, lăng mạ-xúc phạm nhân phẩm – không chỉ là áp lực hay nguy cơ mất an toàn tài sản, tính mạng người vay tiền và thân nhân của họ, hoạt động này khiến cho dư luận xã hội bất an. Cơ quan chức năng từng tăng cường nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh, hạn chế thực trạng, nhưng thống kê vừa được Bộ Công an công bố cho thấy “tình hình chưa chuyển biến tích cực, thậm chí còn khó lường hơn khi thế giới công nghệ biến đổi không lường”. Hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen dưới nhiều hình thức, đang lừa đảo, chiếm đoạt tài sản – khiến cho hàng ngàn người rơi vào cảnh túng quẫn. Giải pháp nào cho thực tế này là vấn đề được bàn luận với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu.
Theo kế hoạch, trong 2 ngày 03+04/11, Quốc hội sẽ Thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; Kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; Dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch: đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025… Nhìn lại những điểm nhấn quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ - để có thể đạt được các kết quả tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, an sinh xã hội thời gian qua - trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, dịch bệnh, phóng viên Nguyên Long - theo dõi lĩnh vực kinh tế sẽ có những trao đổi cụ thể để làm rõ nội dung này.
Trong đợt mưa lũ lần này tại miền Trung, trong lúc hàng chục nghìn nhà dân chìm trong biển nước, thì hầu hết các hộ dân được dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ, đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình. Để có thêm góc nhìn về mô hình Nhà chống lũ và những giải pháp bền vững hỗ trợ người dân miền Trung “sống chung với lũ” một cách an toàn, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Thu Lành – đại diện Tổ chức dân sự Nhà chống lũ và Tiến sĩ Phùng Đức Tùng, Giám đốc Viện nghiên cứu Phát triển Mê-kông.
Đang phát
Live