Sau mỗi kỳ tăng nóng về BĐS, luôn có giai đoạn điều chỉnh, giảm giá, thậm chí đóng băng thị trường. Trong quá khứ việc này đã diễn ra nhiều lần. Còn năm nay, sau khi dịch bệnh covid19 được kiểm soát, thì ngay những tháng sau Tết tình trạng sốt đất lại diễn ra khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc đều với những cách thức thổi giá, tung tin đón đầu quy hoạch tạo nên bong bóng sốt giá. Trong khi đó, theo Ngân hàng thế giới đánh giá trong quản trị đất đai, Việt Nam thuộc nhóm tốt về xây dựng pháp luật, nhưng yếu về thực thi pháp luật; Các quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu khả thi, dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”. Quá trình thực thi pháp luật chồng chéo, yếu kém đã khiến các cơn nóng, lạnh của thị trường đất đai qua đi, để lại nhiều hệ lụy.
- Việt Nam trở lại vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lần 2.- Quyền bầu cử của các cử tri đối với việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có giống nhau hay không?- Loạt bài: “Giải mã “cơn sốt đất”, Bài 1 có nhan đề: “Lỗi” chính sách khiến giá đất tăng khắp nơi?”.- Một phần ba diện tích đất canh tác toàn cầu có nguy cơ bị ô nhiễm thuốc trừ sâu.
- Thái Nguyên: dự án nước sạch nông thôn chậm tiến độ - Giải pháp ứng phó và sống chung với hạn mặn - PV PGS TS Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu về BĐKH Đại học Cần Thơ về câu chuyện sản xuất thông minh ứng phó với hạn mặn - Tiêu thụ nông sản mùa covid cần ưu tiên chế biến sâu
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các công trình đường dây 500kV mạch 3, tạo điều kiện tối đa để Tập đoàn Điện lực Việt Nam thi công hoàn thành công trình, sớm đưa vào vận hành theo kế hoạch.
Những năm 2007-2008, cơn sốt bất động sản lan khắp trong Nam ngoài Bắc đã khiến nền kinh tế thực sự “choáng váng”, để lại hệ lụy lớn là lạm phát tăng cao những năm sau đó. 13 năm sau, cơn sốt bất động sản ở quy mô rộng lớn đang có nguy cơ lặp lại với mức độ phi mã hơn nhiều. Vậy, Phương thuốc nào “cắt cơn sốt” bất động sản hiện nay?
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong là trong lĩnh vực đất đai, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian, giải quyết công việc không đúng quy định, không công bằng, không khách quan làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề đặt ra là Chính phủ đã và sẽ làm gì để đẩy lùi tình trạng này.
Bước sang ngày thứ 7, siêu tàu container Ever Given vẫn án ngữ, chắn ngang kênh đào Suez khiến gần 400 tàu chở hàng khác phải dồn lại ở 2 đầu kênh, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ai Cập và các đối tác đang phải chạy đua với thời gian để giải quyết vấn đề, bởi nếu sự cố kéo dài hàng tuần, nó có thể biến thành thảm họa.
Từ đầu năm đến nay, tình trạng “sốt đất” tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là ăn theo các thông tin quy hoạch hạ tầng, mở rộng không gian đô thị. Bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc công khai thông tin đầy đủ, kịp thời các quy hoạch thì cơ quan quản lý nhà nước nên sử dụng chính sách thuế để điều tiết thị trường bất động sản, tránh xảy ra sốt đất, gây hệ luỵ lớn đến kinh tế - xã hội.
Khám bệnh vài chục lần trong thời gian ngắn, mượn thẻ BHYT của người khác đi khám bệnh, sử dụng thẻ của người đã mất, làm thẻ giả hoặc dán ảnh của người mượn lên chứng minh thư cho trùng khớp với thẻ thật… Đây là những hành vi trục lợi BHYT điển hình mà cơ quan chức năng đã phát hiện trong thời gian gần đây. Trục lợi BHYT không chỉ là hành vi gian dối, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến quyền và lợi ích của người khác. Việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi trục lợi cũng như những giải pháp mạnh để giải quyết tình trạng này là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế những thất thoát, lãng phí trong chi trả bảo hiểm y tế.
Sau Tết âm lịch, tình trạng "sốt" đất xảy ra khắp nơi, nhất là tại Hà Nội, thành phố HCM và các tỉnh lân cận. Tại nhiều địa phương, cả chính quyền và người dân không khỏi bối rối trong khi một thời gian ngắn, giá đất trong khu vực tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Các cơ quan chức năng cũng không khỏi sốt ruột khi chưa tìm ra giải pháp nào để ngăn tình trạng đầu cơ, sốt đất ảo.
Đang phát
Live