Giới chức Trung Quốc dường như đang tìm cách chấn chỉnh hoạt động giải trí vốn chạy theo thị hiếu số đông, đồng thời định hướng lại thẩm mỹ cho giới trẻ nước này. Chỉ trong 1 tuần, hàng loạt ngôi sao và những cái tên đình đám trong làng giải trí Trung Quốc xuất hiện trên mặt báo với những cuộc “phong sát” – một cụm từ có nghĩa là không được tiếp tục tham gia hoạt động nghệ thuật hay xuất hiện trước công chúng. Cùng với đó là một loạt biện pháp mạnh tay của giới chức Trung Quốc nhằm kiểm soát văn hóa hâm mộ người nổi tiếng, thứ mà các nhà quản lý cho rằng đã trở nên “hỗn loạn.” Giới chức nước này gọi đây là các biện pháp siết chặt “an ninh chính trị” không gian mạng. Vì sao Trung Quốc đưa ra những giải pháp kiểm soát này?
Giải pháp kinh tế và pháp lý tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp giai đoạn Covid 19.- Gỡ nút thắt quy hoạch để kinh tế khu vực biên giới phát huy lợi thế tiềm năng.- Đẩy mạnh mua sắm trực tuyến trong thời dịch bệnh.
Hãng tin Kyodo Nhật Bản hôm nay (31/8) cho biết, theo nguồn tin của chính phủ, Thủ tướng Suga Yoshihide có thể xem xét kế hoạch tổng tuyển cử mà không mà cần giải tán sớm Hạ viện. Đây được xem là một động thái hiếm có trên chính trường Nhật Bản.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của hàng loạt doanh nghiệp, Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được Chính phủ, các Bộ ngành địa phương ban hành được xem là “liều thuốc” hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ các nước Pháp và Đức ngày 26/08 tuyên bố chấm dứt các chiến dịch di tản tại Afghanistan, trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định quân đội Anh vẫn tiếp tục duy trì các chuyến bay di tản bất chấp các vụ tấn công khủng bố vừa diễn ra ở sân bay Kabul.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân vừa ra mắt ca khúc “Cùng Sài Gòn san sẻ yêu thương” để thay lời trái tim chân thành của hàng triệu người con trong nước và kiều bào đang hướng về miền Nam ruột thịt yêu thương lúc này. Đây cũng là một trong những ca khúc đầu tiên tham dự Cuộc vận động sáng tác “Giai điệu nơi tuyến đầu” do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức, để lan tỏa rộng khắp hơn tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm, đồng lòng và niềm tin của cả dân tộc về thắng lợi trong cuộc chiến với dịch bệnh Covid 19. Đó không chỉ là niềm tin sắt đá, mà còn là lời hiệu triệu của non sông: Đoàn kết, yêu thương, chúng ta sẽ chiến thắng!
Lễ phát động 3 giải thưởng quốc gia về hiệu quả năng lượng năm 2021 đã được Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng và Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam tổ chức sáng nay (23/08/2021) theo hình thức trực tuyến, dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ). Đây là một trong những hoạt động truyền thông nằm trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 hướng đến mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 8% - 10% tổng tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn này.
Ngày 16/8/2021 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện (số 1082) gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Công điện của Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Song, việc giải ngân còn chậm do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng 4 nhóm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp nhằm ổn định sản xuất và đảm bảo an toàn phòng chống dịch.- ASEAN họp bàn giải pháp hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar.- Các nhà lãnh đạo nhiều nước trên thế giới tiếp tục dành nhiều thời gian cho các cuộc điện đàm phản ứng thận trọng về tình hình Afghanistan.
Ngày 6/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, trong đó áp dụng một số nội dung khác với quy định của luật. Đây là việc cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Quốc hội về quyết nghị cho Chính phủ có cơ chế đặc thù, quyết sách kịp thời trong phòng chống dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, Nghị quyết 86 đã đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-7-2021 đến hết ngày 31-12-2022.
Đang phát
Live