Hôm qua (30/7), các phe phái Palestin tổ chức họp hòa giải ở Ai Cập. Cuộc họp nhằm tìm cách khôi phục sự đoàn kết giữa các phe phái Palestin trong bối cảnh bạo lực gia tăng giữa Israel và người Palestin ở Bờ Tây.
Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015 – 2020; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Trịnh Văn Chiến, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ.- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm thành phố Firenze, thủ phủ của Vùng Toscana Italia.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn người lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.- Tiết mục “Nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội 13 của Đảng” đề cập sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong nỗ lực nâng cao đời sống vật chất , tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.- Tòa tuyên án các bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, trong đó có 4 án chung thân. Trong đó, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên thoát án tử hình, khi nộp khắc phục 42 tỷ đồng; cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng bị tuyên án chung thân cao hơn mức đề nghị của Viện kiểm sát.- Thủ tướng Nga Putin khẳng định cam kết cung cấp ngũ cốc cho châu Phi, tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ 2.- Nội các Nhật Bản công bố Sách trắng Quốc phòng 2023, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của “khả năng phản công” để tăng cường mạnh mẽ sức mạnh phòng thủ.
Chiều nay Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 54 bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu”. Hội đồng xét xử cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ sai phạm của các cá nhân liên quan trong giai đoạn 2 của vụ án.
Theo Kế hoạch tuyển sinh Đại học năm 2023, đến 17 giờ ngày 30/7 các thi sinh sẽ kết thúc việc đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng xét tuyển. Theo quy định, thí sinh có thể tự do thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong thời gian này. Nhiều chuyên gia tuyển sinh, đại diện các trường đại học khuyến cáo, có điều chỉnh hay không thì thí sinh cũng nên dùng khoảng thời gian còn lại này để rà soát các dữ liệu cơ bản, so sánh điểm của mình với điểm sàn, đặt nguyện vọng đã hợp lý chưa.
Như chúng tôi đã đề cập trong 2 bài trước về những bất cập và những vấn đề cần sửa đổi trong lần lấy ý kiến sửa đổi Luật đất đai lần này. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân có một điểm đáng chú ý là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai. Góp ý vào dự thảo luật, người dân đồng tình với quy định này, nhưng lo ngại khi bỏ khung giá đất sẽ khiến giá đất tăng lên, tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng tăng và đặc biệt rất khó để xác định giá theo thị trường. Bài 3 của loạt bài có nhan đề: Bỏ khung giá đất – Bước đột phá trong sửa đổi Luật đất đai?
Chính sách đối với người có công với cách mạng là một trong những chính sách lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhận thức rõ điều này, những năm qua, Chính phủ, ngành Lao động – thương binh và xã hội đã luôn quan tâm, tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực người có công.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
“Quy định 114 - tăng cường tính minh bạch trong công tác cán bộ”. Kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.- "Ngoại giao ngũ cốc” của Nga ở châu Phi - Một mũi tên trúng hai đích.- Giải pháp nào khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp?- Thực tế triển khai các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.- Chưa có nhiều hỗ trợ đặc biệt - Người khuyết tật tại Venezuela gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Hơn 1.600 mã trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được đưa vào giao dịch sau khi khai trương hệ thống- Giấc mơ bơi và hành trình 7300 ngày- Câu chuyện độc đáo: “Robot có thể đổ mồ hôi tại Mỹ giúp con người chống chọi với nắng nóng- Hà Nội: Giải ngân đầu tư công không đạt kế hoạch đề ra- Phiên giao dịch chứng khoán ngày hôm qua: Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng trong phiên đầu tuần
Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 34 vừa được tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với sự tham gia của 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và 2 nước làm quan sát viên, tổng số thí sinh dự thi là 295. Việt Nam có 3 thí sinh dự thi với kết quả cả 3 em đều đoạt huy chương, gồm: 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng. Kết quả này không chỉ là thành tích cá nhân mà còn thể hiện sự tiến bộ của đoàn Olympic sinh học đã khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông và hướng đi đúng trong công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ em Nguyễn Tiến Lộc – Lớp 11 trường trung học Phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên, trường đại học Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội thành viên nhỏ tuổi nhất dự thi Olympic sinh học năm nay đã xuất sắc về ngôi á quân và giành huy chương Bạc về hành trình chinh phục môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật.
Đang phát
Live