Trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số doanh nghiệp ở Đắk Lắk đã mạnh dạn chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động. Nhờ nhanh chóng thích ứng, doanh nghiệp dần khắc phục khó khăn, ổn định doanh thu giữa đại dịch.
Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng cũng như các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế đang là một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số khi cả nước trong giai đoạn đại dịch. Làm thế nào để số hóa y tế một cách toàn diện, hướng tới nền y tế thông minh, phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19? Đây sẽ là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế và ông Trần Việt Vĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (người từng sáng lập một số nền tảng công nghệ kết nối bác sỹ với bệnh nhân).
- Các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động thanh toán xuyên biên giới - Singapore hỗ trợ các nước nhỏ phục hồi thông qua chuyển đổi số giai đoạn “hậu Covid-19”
- Tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản các tỉnh phía Nam sau giãn cách- Chuyển đổi số nông nghiệp, ghi danh bản đồ nông sản quốc tế- Tìm hiểu biển đảo Việt Nam: Nghề câu mực khơi ở Núi Thành, Quảng Nam
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, những trợ lý ảo AI, những camera AI đã và đang giúp Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả. Không những vậy, khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, những ứng dụng của AI còn giúp bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số”- là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
Hiện đại hoá trong công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp Đồng hành cùng người nộp thuế: ngành thuế nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thuếNgành Thuế tận dụng lợi thế để bứt phá chuyển đổi số
Dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế- xã hội trên phạm vi toàn quốc, đồng thời được đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều so với năm ngoái. Dịch Covid-19 gần như “đóng băng” ngành sản xuất, song các chuyên gia kinh tế đánh giá, đây cũng là yếu tố góp phần thôi thúc hoạt động chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra các đột phá trong sản xuất kinh doanh, hướng tới nền sản xuất thông minh.
Chuyển đổi số – Vắc xin của doanh nghiệp trong thời Covid-19.- Triển khai Nghị quyết 68 của Chính phủ tạo động lực giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất và phát triển.- Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đảm bảo cung ứng hàng hóa.
Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp thì những hoạt động trực tuyến, số hóa trên môi trường mạng internet đã phát huy hiệu quả hơn bao giờ hết, góp phần không nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế xã hội. Ở cấp tỉnh, Quảng Ninh là một trong những địa phương được đánh giá cao trong thực hiện "mục tiêu kép", cũng như đi đầu trong việc ứng dụng các giải pháp CNTT thông minh phục vụ phòng chống dịch. Quảng Ninh đã triển khai như thế nào? Nền tảng để Quảng Ninh có được những kết quả tích cực này và những kinh nghiệm được rút ra để đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ toàn diện trong đời sống, đóng góp vào mục tiêu Chuyển đổi số quốc gia trong điều kiện dịch bệnh vẫn có thể kéo dài? Các vị khách mời là Bà Lê Ngọc Hân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh; Ông Dương Văn Hào - Phó Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên và Bà Nguyễn Hải Vân - Phó Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh cùng trao đổi làm rõ hơn những nội dung này
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live