Số người rút bảo hiểm xã hội một lần đang có xu hướng gia tăng là vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động cũng như nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Vậy cần có những giải pháp nào để hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần?
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết tháng 10 vừa qua, cả nước có hơn 700.000 người tham gia bảo hiểm đã rút tiền bảo hiểm để hưởng một lần. Con số này tăng gấp rưỡi so với 6 tháng đầu năm và tăng gần 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Vấn đề này đang được nhìn nhận là đáng báo động và gây lo ngại, bởi không chỉ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Chính phủ về việc thực hiện an sinh xã hội và tăng bao phủ Bảo hiểm xã hội toàn dân.
VssID - Bảo hiểm xã hội số là một ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đang được ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Điện Biên tích cực tuyên truyền việc cài đặt tại tất cả các địa phương. Dù mới đưa vào sử dụng, song ứng dụng VssID đã cho thấy nhiều hữu ích đối với công tác khám chữa bệnh tại các các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là tại tỉnh Điện Biên.
Đứng trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Nhiều đối tượng đã được giúp đỡ kịp thời đảm bảo cuộc sống cơ bản và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433 của Ủy ban Dân tộc, tỉnh biên giới Lai Châu có 38 xã chuyển từ khu vực 3, khu vực 2 sang khu vực 1. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã này bị cắt giảm; một trong số đó là hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Việc cắt giảm này không chỉ khiến tỷ lệ phủ bảo hiểm y tế ở Lai Châu bị giảm thấp, mà còn làm cho cuộc sống của đồng bào đã khó khăn lại càng khó khăn hơn
Bắt đầu từ ngày 8/11 và kéo dài đến đầu tháng 12 tới, Bảo hiểm xã hội TP.HCM tổ chức tuần lễ “Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính ngay trong ngày”. Đây là hoạt động nằm trong tháng cao điểm thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư” tại TP.HCM.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vì thế việc thực hiện các quy định của Luật bảo hiểm xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy nhưng trong thời gian qua, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động có chiều hướng gia tăng, không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy cần giải pháp gì để khắc phục tình trạng này?
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội, bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt thì vẫn còn không ít doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Hành vi công ty trốn đóng BHXH xảy ra rất phổ biến trong nhiều năm qua. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 có bổ sung tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với mức chế tài nghiêm khắc như đối với những cá nhân có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, không đóng, đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm thì có thể bị phạt tù đến 1 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng thậm chí còn có thể phạt ở khung cao hơn, phạt tù đến 7 năm và hành chính đến 1 tỉ đồng. Đầu năm nay, BHXH TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ 76 doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN sang cơ quan Công an để xử lý theo Điều 216 của Bộ luật Hình sự với số tiền trốn đóng 154 tỷ đồng; Thế nhưng, hiện vẫn chưa khởi tố được vụ việc nào. Tại sao lại khó xử lý hình sự tội trốn đóng bảo hiểm xã hội đến vậy và cần phải có giải pháp gì để cải thiện thực trạng này? Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội - hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid 19.-Long An: Những bất cập chuyện giải quyết tiền lương và bảo hiểm y tế cho F0 công nhân.-Dệt may hướng đến mục tiêu xuất khẩu 43 tỷ USD vào năm 2022.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live