Từ đầu năm đến nay, lượng hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tăng cao, nhất là sau khi khôi phục hoàn toàn hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Cùng với sự sôi động trở lại này, tiềm ẩn nhiều nguy cơ hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ xâm nhập vào thị trường nội địa. Bởi vậy, việc kiểm soát chặt chẽ hàng hóa ngay sau khi thông quan được lực lượng chức năng tăng cường.
Từ cuối năm ngoái đến nay, những tác động của nền kinh tế cùng sự khó khăn của nhiều lĩnh vực, ngành nghề đang khiến đơn hàng ở nhiều doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Đặc biệt, với hai ngành dệt may - da giày, sau những bước phục hồi ấn tượng trong năm ngoái, hai ngành này đang phải đối diện với nhiều khó khăn, dự báo xuất khẩu không được lạc quan bởi chịu tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới. Vậy các doanh nghiệp dệt may, da giày phải chuyển đổi, thích ứng như thế nào để vượt khó khăn, tiếp tục phát triển?
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Với sản lượng hàng năm từ 1,2 triệu đến 1,3 triệu tấn, việc Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch khoai lang góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường tiềm năng này. Phóng viên Minh Long phỏng vấn ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật về vấn đề này.
Năm 2023, Hàn Quốc tiếp tục căn cứ tỉ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc để xem xét cho phép người lao động từng địa phương của Việt Nam có được sang Hàn Quốc làm việc nữa hay không. Vì vậy, về nước đúng hạn là con đường tốt nhất để người lao động có cơ hội đàng hoàng trở lại Hàn Quốc làm việc khi có nhu cầu, đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những lao động khác cũng như uy tín, hình ảnh quốc gia.
Các vấn đề đặt ra trong quá trình chuẩn hoá thông tin thuê bao di động -Nhìn từ kết quả triển khai giai đoạn 1- Từ kết quả Quý I - Những thách thức đặt ra với mục tiêu xuất khẩu năm 2023- Vì sao người dân Bắc Kạn chưa mặn mà với các dự án phát triển rừng bền vững- Tổ công tác xã hội của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - giúp bệnh nhân nghèo vượt khó- Mối quan hệ của EU- Trung Quốc qua động thái của các nhà Lãnh đạo Châu Âu
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Sau chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1. Nhìn lại trước đây cũng từng xảy ra việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee) bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc đăng ký bảo hộ và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã phải khiếu kiện đòi lại thương hiệu rất tốn kém, mất thời gian. Hay chuyện nước mắm sản xuất tại Thái Lan đã “mượn tên” Phú Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, cũng dẫn đến kiện cáo… Từ những vụ việc này cho thấy, doanh nghiệp, cá nhân trong nước cần chủ động về bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Muốn xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường các quốc gia khác phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của từng thị trường. Ngày càng có thêm các thị trường nhập khẩu nông sản Việt đưa ra các yêu cầu về mã số vùng trồng, bản quyền giống cây trồng. Gần đây nhất là Nhật Bản yêu cầu đối với thanh long ruột đỏ Long Định- LD1. Do đó, tuân thủ và thực hiện bản quyền giống cây trồng, mã vùng trồng là một yếu tố quan trọng trong thương mại nông sản toàn cầu. Làm được như vậy mới tạo dựng được cơ sở vững chắc về lòng tin, uy tín, chất lượng, mở rộng cơ hội và tăng giá trị xuất khẩu nông sản.
“Việt Nam cần có giải pháp ứng phó kịp thời để giữ vững thị trường xuất khẩu trước tình hình biến động của kinh tế thế giới, lạm phát ở mức cao tại nhiều quốc gia, sự gia tăng bảo hộ thương mại của các nước nhập khẩu dẫn tới sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn”- Đó là những nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3.2023 do Bộ Công Thương vừa tổ chức.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đồng chí Lưu Ninh, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động của Vietcombank.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch.- Xuất khẩu nông lâm, thủy sản trong quý 1 chỉ đạt hơn 11 tỷ đô la Mỹ, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.- Anh đạt thỏa thuận tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).- Phần Lan sẽ chính thức là thành viên của Nato trong vài ngày tới.
Đang phát
Live