
- Bộ Chính trị quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với Phó Bí thưc thành ủy Hà Nội Nguyễn Đức Chung để làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương yêu cầu gỡ bỏ ngay các sản phẩm gắn hình bản đồ Việt Nam mà không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.- Thêm 33 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Đà Nẵng âm tính với viruts SARS- CoV2.- Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan y tế Nga đang thảo luận về quy trình để tổ chức này có thể sơ tuyển vắc xin COVID-19, sau khi Nga tuyên bố đã sản xuất thành công vắc-xin ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
- Trường Sa xanh giữa biển khơi.- Mô hình nghiệp đoàn nghề cá hoạt động hiệu quả của tỉnh Quảng Ngãi.- Phỏng vấn chính ủy BTL vùng Cảnh sát biển 2 về việc hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển.
- Mục tiêu cho con vào trường danh giá gây áp lực ra sao?- Trường mẫu giáo ở Indonesia sáng tạo ra cách giảng dạy mới trong đại dịch Covid-19 giúp trẻ em an toàn đến trường.- Tập thơ “Thư con gửi Trường Sa” của tác giả Hồng Diệu.- Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Mai Hồng với anh Dương Đức Vũ - Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ Ibot về con đường dẫn tới thành công, đưa ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào thực tế cuộc sống.
-Vai trò của những âu tầu và làng chài ở quần đảo Trường Sa - Phỏng vấn PGS-TS, Đại Tá Trần Ngọc Long, nguyên phó Viện trưởng Viện LS Quân đội Việt Nam về không gian văn hóa biển đặc sắc của ngư dân cả nước ở biển Đông. -Thông tin hỏi-đáp về Chuyên mục "Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam"
Cách đây 5 năm nhiều bạn đọc đã biết đến nữ tác giả trẻ Hồng Diệu, tên thật Nguyễn Thị Hồng Diệu, sinh năm 1984 tại Nghệ An với tập thơ đầu tay “Những dặm sóng yêu thương”. Dù chưa bao giờ đến với Trường Sa nhưng trong những câu thơ của Hồng Diệu Trường Sa luôn hiện lên thật gần: “Trập trùng, trập trùng sóng/Tàu đưa chúng tôi ra thăm đảo/Đôi mắt rưng rưng, niềm hạnh phúc ùa về/Trường Sa ơi chúng tôi đang đến/Mang những tâm tình thương mến đất mẹ gửi Trường Sa”. Trang sách của bạn đêm nay giới thiệu tới quý thính giả tập thơ thứ 2 của Hồng Diệu mang tên “Thư con gửi Trường Sa” sẽ được tổ chức giới thiệu và ra mắt bạn đọc sáng 27/6/2020 tại 41 Thi Sách, Hà Nội.
Không chỉ làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền biển, đảo, cán bộ, chiến sĩ hải quân đóng quân trên đảo Trường Sa còn là những người âm thầm hỗ trợ ngư dân khi gặp sự cố trên biển. Việc làm thầm lặng nhưng ý nghĩa của những người lính Trường Sa giúp ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ ngư trường và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng lắng nghe chia sẻ của một số ngư dân về tình cảm dành cho những người lính “Cụ Hồ” ở Trường Sa.
Với gần 7.000 tàu thuyền đang hoạt động, trong đó hơn 1.000 phương tiện có công suất từ 300 CV trở lên được trang bị hiện đại, ngư dân Bình Thuận có truyền thống nhiều đời làm giàu từ vùng biển Trường Sa của Tổ quốc. Ít năm trở lại đây, dù hoạt động khai thác hải sản gặp một số trở ngại, thế nhưng nhiều lớp ngư phủ vẫn tiếp nối truyền thống cha ông để bám biển. Phóng sự của CTV Văn Thuận – CQTT tại TPHCM:
- Bộ đội Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.- Giới thiệu cuốn sách “Cờ thắm giữa biển xanh” với nhiều giá trị ý nghĩa về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà báo Nguyễn Viết Tôn - TTXVN.- Lời nhắn nhủ của những người cựu chiến binh tham gia giải phóng Trường Sa năm xưa gửi đến thế hệ chiến sĩ hôm nay.
45 năm trước, cùng với đoàn quân thần tốc tiến về Sài Gòn, đã có một lực lượng đặc biệt được giao thực hiện một nhiệm vụ cũng rất đặc biệt trên mặt trận Biển Đông, đó là giải phóng Trường Sa. Đây là một quyết định táo bạo, đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Quốc Phòng đối với vấn đề chủ quyền biển đảo lúc bấy giờ. Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến công thần tốc của thế hệ cán bộ chiến sĩ hải quân năm xưa là động lực quyết tâm giữ chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc của thế hệ hôm nay.
45 năm đã trôi qua kể từ đại thắng Mùa Xuân năm 1975, nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ đã tiến những bước dài trong công cuộc kiến thiết, dựng xây và đổi mới. Song mệnh lệnh lịch sử “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa …” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào và quyết tâm cả dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển để giành tiếp những mùa xuân đại thắng. Cụm 2 của Chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 45 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Những mùa xuân đại thắng”. Hai vị khách mời là Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Khuất Duy Tiến - Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3 và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê – Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đang phát
Live