
“Khi doanh nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”, đã có rất nhiều lợi ích đạt được cho cả doanh nghiệp, ngành điện và nhà nước. Trong đó, lợi ích đáng kể nhất đó là góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô khi nhu cầu điện tăng cao. Đó là nội dung bài đầu tiên trong loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn được phát sóng trong chương trình hôm qua. Và, mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007, nhưng đến nay, chương trình này vẫn đang được thực hiện theo hình thức “phi thương mại”, hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện tham gia, hỗ trợ của khách hàng qua sự kêu gọi của các đơn vị điện lực, “Cần cơ chế để doanh nghiệp tham gia Quản lý nhu cầu điện/điều chỉnh phụ tải điện” (DSM/DR) là nội dung bài 2, cũng là bài cuối của loạt bài này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Tiết kiệm điện là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt khi lãng phí trong sử dụng điện ở nước ta còn ở mức cao. Đây được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Yêu cầu tiết kiệm điện không đơn thuần là kêu gọi nâng cao ý thức, mà cần có những chế tài đủ mạnh đi kèm các chính sách giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 8/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo của Chính phủ với những giải pháp hết sức toàn diện về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả và yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ … Đây thực sự là những giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, phát triển bền vững ngành điện.
Nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất và đời sống liên tục tăng cao, với mức tăng trưởng phụ tải điện 4 tháng đầu năm lên tới hơn 12,4%, cao hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp điện cao điểm mùa khô. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Công điện, Chỉ thị về các giải pháp đảm bảo điện. Trong đó, yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg về “tăng cường tiết kiệm điện”. Vì sao sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả lại được xác định là giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo điện? Diễn đàn chủ nhật ngày 26/5/2024 có chủ đề “Dư địa tiết kiệm điện nhìn từ Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, với sự tham gia bàn luận của ông Cù Huy Quang - đại diện Vụ TKNL & PTBV, Bộ Công Thương và chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.
Ngày 14/5/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã làm việc với Sở Công Thương tỉnh Lào Cai và các đơn vị liên quan về công tác chấp hành pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo. Đoàn đã thực tế tại một số doanh nghiệp công nghiệp trọng điểm, doanh nghiệp áp dụng định mức tiêu hao năng lượng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Bộ Công Thương chủ động hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại.- Dòng tiền cho lĩnh vực bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn.- Công ty Điện lực Nghệ An triển khai nhiều giải pháp cung ứng điện mùa nắng nóng 2024.
Cao điểm nắng nóng năm nay, phụ tải điện tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc tiếp tục tăng cao có thể gây áp lực lớn trong việc bảo đảm cung ứng điện. Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), các công ty điện lực địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp đồng thời tuyên truyền, vận động khách hàng thực hiện tiết kiệm điện. Ghi nhận của Pv Đài TNVN tại tỉnh Nghệ An
Ngày 15/04/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện (số 38/CĐ-TTg) về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo. Cùng với việc tập trung triển khai nhanh các dự án nguồn điện, lưới điện, Thủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện. Mặc dù đã chủ động các kịch bản cung cấp điện cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7/2024) với nhiều giải pháp đồng bộ, song, dự báo trong các tháng cao điểm nắng nóng, nhu cầu tiêu dùng điện có thể tăng trưởng tới 13% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn cao điểm mùa khô - khi nhu cầu phụ tải điện tăng cao là vô cùng cần thiết, góp phần đảm bảo điện cho sản xuất và đời sống. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về nội dung này, với sự tham gia của ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ TKNL & PTBV, Bộ Công Thương và ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, thể hiện trên các chỉ số tăng trưởng ấn tượng về sản xuất và xuất khẩu Quý 1/2024, nhu cầu điện cũng đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với Quý 1/2023 (cao hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp điện năm 2024 đã dự báo). Để đảm bảo cung ứng đủ điện, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, thì việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện đóng một vai trò quan trọng. Nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp TKĐ, Bộ Công Thương kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm; dịch chuyển phụ tải điện từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm. Tất cả cùng “chung tay tiết kiệm điện để có đủ điện sử dụng, nhất là trong giai đoạn nhu cầu phụ tải điện tăng cao các tháng mùa khô năm 2024”.
Sáng 9/4, Tổng Công ty Điện lực TP. HCM phối hợp với Báo Thanh niên tổ chức Lễ Phát động cuộc thi viết với chủ đề “Tiết kiệm điện thành thói quen – Những chuyện hay tôi kể” lần 2.
Đang phát
Live