
Cùng với việc ban hành quyết định quy định về giá bán điện làm cơ sở cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức 3% so với giá bán hiện hành, Bộ Công Thương chỉ đạo EVN và các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông về tiết kiệm điện nhằm đảm bảo điện mùa nắng nóng năm nay, nhất là ở khu vực miền Bắc từ tháng 5 đến tháng 8/2023.
Giá bán lẻ điện bình quân chính thức tăng ở mức 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành từ hôm nay, 04/05/2023. Trước đó, để thực hiện việc tăng giá này ít tác động nhất tới người tiêu dùng điện, Chính phủ và Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh việc truyền thông về tiết kiệm điện trên toàn quốc. Cụ thể việc tăng giá bán lẻ điện bình quân 3% sẽ tác động như thế nào tới chỉ số giá tiêu dùng CPI và cơ quan quản lý nhà nước cần phải làm gì để tránh việc “té nước theo mưa” theo giá điện tăng? PV Nguyên Long phỏng vấn chuyên gia Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính về nội dung này:
Điều chỉnh phụ tải điện (DR) là một trong những chương trình quản lý nhu cầu điện nhằm khuyến khích khách hàng chủ động điều chỉnh giảm nhu cầu sử dụng điện được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm công suất cực đại vào giờ cao điểm của hệ thống điện, giảm tình trạng lưới điện bị quá tải. Những năm gần đây, đặc biệt vào thời gian cao điểm mùa khô, ngành điện đẩy mạnh triển khai chương trình này với các khách hàng công nghiệp - cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về nội dung này:
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng El-nino sẽ chi phối và tác động đến thời tiết nước ta. Hiện vẫn đang là thời gian cao điểm nắng nóng ở khu vực miền Nam và trải xuống miền Trung. Nắng nóng ở khu vực miền Bắc sẽ bắt đầu từ tháng 5 và cao điểm của nắng nóng năm nay ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 - với dự báo nền nhiệt trên cả nước thời kỳ này có thể cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Các dự báo cho thấy chúng ta sẽ phải đối diện với một mùa hè rất nóng. Có khả năng xuất hiện từ sáu đến tám đợt nắng nóng, tập trung trong khoảng từ đầu tháng 6 đến nửa đầu tháng 8, trong đó có một số đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Điện là nguồn năng lượng tiêu dùng thiết yếu trong sản xuất, đời sống sinh hoạt hằng ngày. “Sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm thời gian cao điểm nắng nóng” không chỉ giúp giảm hoá đơn tiền điện phải trả trong mỗi gia đình mà còn góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước. Tư vấn cách sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia đồng hành của ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến sản lượng điện tiêu thụ tăng cao, ngành điện TP.Hồ Chí Minh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm.
Tổng công ty Điện lực TP. HCM tư vấn tiết kiệm điện trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, Zalo… Qua đó, hướng dẫn nhiều cách thực hiện tiết kiệm điện dễ thực hiện. Ngành điện khuyến cáo khách hàng cần sử dụng điện theo nguyên tắc 4 đúng: “Đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu” và hãy “Tắt khi không sử dụng”.
Đúng 20 giờ 30 phút tối thứ bẩy ngày 25/03/2023, nghi thức tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 đã chính thức diễn ra tại Quảng trưởng Cách mạng Tháng 8, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua theo dõi số liệu về phụ tải tiêu thụ điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết: Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30-21h30), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 298.000 kWh (tương đương số tiền khoảng 555,6 triệu đồng).
“Giờ Trái Đất” không chỉ kéo dài một giờ. Tắt đi các ngọn đèn trong Giờ Trái Đất là thể hiện quyết tâm sống xanh của bạn trong 365 ngày. Đó là thông điệp được truyền tải trong chương trình hưởng ứng giờ trái đất 2023 tại thành phố Đà Nẵng chiều nay (25/3). Chương trình do Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực Đà Nẵng và Công ty truyền tải điện 2 phối hợp tổ chức.
Năm 2007, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) lần đầu tiên đã phát động chiến dịch vì môi trường - Chiến dịch Giờ trái đất. Chỉ bằng những hành động nhỏ như “tắt điện khi không sử dụng” hay “giảm sử dụng túi nilon”… là mỗi chúng ta đã chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Việt Nam đã bước sang năm thứ 15 hưởng ứng Chiến dịch này. Mỗi năm một chủ đề, song lời kêu gọi “tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong vòng 60 phút” vẫn luôn là điểm nhấn trong các sự kiện hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất. Trong bối cảnh “điện” đã và đang trở thành trung tâm của chuyển đổi năng lượng ở nhiều quốc gia, Việt Nam hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất 2023 với một thông điệp rất cụ thể: “Tiết kiệm điện – thành thói quen” với nhiều sự kiện truyền thông nhằm vào giới trẻ.
Sáng nay (18/3/2023), tại phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng, Thủ đô Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình công bố các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 và Phát động Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023. Tham dự Chương trình có lãnh đạo Bộ Công Thương, Ban Đối ngoại Trung ương, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và hơn 1.000 vận động viên chuyên và không chuyên tham gia sự kiện.