
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh ở các địa phương.- Nhìn lại nửa chặng đường thực hiện dự án Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp.
Sẵn sàng triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu.- Huy động nguồn lực tài chính quốc tế cho các dự án năng lượng: Giải pháp quan trọng trong chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Theo kế hoạch, tại Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại Expo City Dubai, UAE từ 30/11 đến 12/12/2023, Việt Nam sẽ mắt Kế hoạch Huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam và các hoạt động giới thiệu về nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua. Kế hoạch huy động nguồn lực là bước đầu triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Việc huy động tài chính từ các đối tác quốc tế được xác định là nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá mục tiêu JETP, trong đó tập trung vào 2 giải pháp: đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và tăng cường thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Thỏa thuận Xanh của Liên minh Châu Âu đã và sẽ tác động mạnh tới xuất khẩu của Việt Nam.- Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp lớn và thực hành tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp rất cao, lên tới hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam. Tiềm năng TKNL ở Việt Nam còn rất lớn. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần quan trọng đưa Việt Nam đạt mục tiêu cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050 - thông tin được đưa ra tại hội thảo khởi động dự án “Đẩy mạnh hoạt động TKNL trong các doanh nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành TKNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” (dự án IEEP) do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 15/11/2023.
Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức khi các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Khả năng thiếu điện cả trong trước mắt và lâu dài là nguy cơ hiện hữu. Tại các Quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo điện. Vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hiện thực hoá mục tiêu cam kết Netzero và những nhiệm vụ đặt ra tại các Quy hoạch này - là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của vị khách mời là ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).
Có 10 doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng như: sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện,… được hỗ trợ thực hiện kiểm toán năng lượng trong năm 2023 thông qua dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, được triển khai từ năm 2021 đến năm 2025. Các kết quả bước đầu cho thấy tiềm năng TKNL trong công nghiệp là rất lớn. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam thúc đẩy thị trường đầu tư TKNL, hiện thực hoá Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, tiến đến Netzero vào năm 2050. Thông tin được đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy thị trưởng đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam” do Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức hôm nay, 26/10/2023 tại Hà Nội.
Giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch.- Đi tìm giải pháp đạt mục tiêu tiết kiệm năng lượng đã được đặt ra tại Quy hoạch tổng thể Năng lượng quốc gia.
- Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 41 năm 2023 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới".- Các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng của ngành điện Việt Nam.
Ngày 12/10/2023, Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023”. Cuộc thi được tổ chức lần thứ 2 theo hình thức trực tuyến trên nền tảng trang Thông tin điện tử của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả VNEEP. Đây là hình thức truyền thông hoàn toàn mới, sáng tạo về tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả cao, có tính lan toả rộng rãi và tiết kiệm chi phí.
Đang phát
Live