Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới tại Hội nghị lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa Bình.- Lần đầu tiên, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn cùng lắng nghe nông dân kiến nghị, gỡ khó về chính sách đất đai phát triển nông nghiệp xanh sạch và bền vững.- Nông dân vay nợ để làm giàu ở Đắc Nông.- Tổng thống Nga Vladimia Putin phê chuẩn Hiệp định hợp tác quân sự với Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Saotome vaà Prinsipe.- Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu COP29 bế mạc, thông qua 2 vấn đề quan trọng là tài chính khí hậu và thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Ngày 22/10, Ủy ban châu Âu (EC) và nhiều nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP) đã lên tiếng phản đối các cuộc tấn công của Israel vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Lebanon và kêu gọi một lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, EP vẫn chưa đưa ra được giải pháp cụ thể nào cho tình hình ở Lebanon.
Sáng nay, ngày 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, với sự tham dự của đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, Quan sát viên và Đối tác phát triển của AIPA. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith có bài phát biểu quan trọng tại Lễ Khai mạc.
“Hợp tác Nghị viện đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Australia” – Đây là chia sẻ của Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Đài TNVN, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-30/8 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bà Sue Lines cũng gợi mở nhiều lĩnh vực triển vọng mà hai nước có tiềm năng hợp tác như: kinh tế, đầu tư, chuyển đổi năng lượng xanh, khai khoáng, tài nguyên…
Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, nhóm Đổi mới châu Âu (RE) và nhóm cực hữu Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) vẫn đang tranh giành kịch liệt vị trí thứ ba tại Nghị viện. Hai bên liên tục chiêu mộ những thành viên mới nhằm mục đích gia tăng sức ảnh hưởng của mình.
Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, có thể dẫn tới sự thay đổi ngoạn mục trong lịch sử chính trị Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp sớm sau khi đảng Mặt trận Quốc gia (FN) theo đường lối cực hữu đánh bại liên minh ôn hòa của ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Cuộc bầu cử lập pháp sớm ở Pháp sẽ diễn ra vào ngày 30/6 tới, chưa đầy một tháng trước khi Olympic Paris 2024 chính thức khai mạc. Trong bối cảnh một số đảng cánh tả thành lập liên minh tranh cử còn đảng cánh hữu Những người Cộng hòa bị chia rẽ nghiêm trọng, diễn biến trên chính trường Pháp hiện rất phức tạp, khó dự đoán.
Châu Âu đang phải đối diện những cú sốc lớn sau khi kết quả cuộc bầu cử Nghị viện công bố với sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cánh hữu. Các đảng, liên minh cầm quyền tại hàng loạt nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Séc và Slovakia... đã thất bại nặng nề. Điển hình như “cơn địa chấn” tại Pháp khi phe cực hữu giành chiến thắng vang dội, gấp đôi số phiếu của đảng Phục hưng cầm quyền, khiến Tổng thống Macron phải tuyên bố giải tán quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm; hay Thủ tướng Bỉ đã phải tuyên bố từ chức. Diễn biến này đang báo hiệu tương lai nào cho các nước châu Âu cũng như toàn khu vực?
Theo thông tin mới nhất về kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vừa diễn ra trong 4 ngày qua, trên tổng số 720 ghế của Nghị viện châu Âu khóa mới. Kết quả này đã cho thấy những thay đổi như thế nào trong cơ cấu quyền lực tại cơ quan lập pháp Châu Âu, đồng thời ảnh hưởng ra sao tới hướng đi tương lai của châu Âu trong bối cảnh châu lục này đang phải đối mặt với nhiều thách thức?
Bắt đầu từ hôm nay, hơn 400 triệu cử tri ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu cuộc bầu cử quan trọng diễn ra từ ngày 6-9/6, bầu ra 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới. Đây được đánh giá là bài sát hạch khó khăn với cả khu vực, khi lực lượng cực hữu đang dẫn trước ở nhiều nước trong các cuộc thăm dò mới nhất. Những yếu tố nào đang chi phối cuộc bầu cử Nghị viện có tính chất quan trọng này của châu Âu? Liệu kịch bản nào sẽ xảy đến với khu vực, trong bối cảnh châu Âu đang đối diện hàng loạt thách thức cả đối nội và đối ngoại?
Ngày 24/4, Nghị viện Châu Âu đã thông qua dự thảo nghị quyết về việc thành lập Cơ sở Cải cách và Tăng trưởng cho Tây Balkan, còn được gọi là Kế hoạch Tăng trưởng cho Tây Balkan.
Đang phát
Live