Ngày 14/04, theo Bộ Ngoại giao Nga, Bộ trưởng Séc-gây Láp-rốp (Sergei Lavrov), tại cuộc gặp với Ngoại trưởng các nước Trung Á ở Sa-ma-can(Samarkand), U-dơ-bê-kít-sờ-tan (Uzbekistan) đã nói về các hành động và đánh giá của Matxcơva về cuộc khủng hoảng Ucraina, sự cần thiết hoàn thiện các nền tảng đa phương ở Á-Âu, đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, hai bên đã đạt thoả thuận về đường ống khí đốt Power of Siberia 2 dự kiến sẽ vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm từ Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ. Đây là dự án đầy tham vọng của Nga nhằm chuyển hướng thị trường khí đốt từ châu Âu sang châu Á, từng bước giảm tác động của các lệnh từng phạt của phương Tây liên quan vấn đề Ukraine. Triển vọng dự án này cũng như bức tranh hợp tác năng lượng Nga-Trung sẽ được các PV Bích Thuận - Thường trú tại Trung Quốc và PV Anh Tú - Thường trú tại Nga phân tích cụ thể.
Trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ký 14 văn kiện, bao gồm 2 Tuyên bố chung, bao trùm quan hệ hợp tác của hai nước trên tất cả các lĩnh vực, cũng như tái khằng định quan điểm chung về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế.
Chiều 21/3 theo giờ Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc gặp thượng đỉnh đã diễn ra thành công, với việc hai bên ký nhiều văn kiện quan trọng, tạo cơ sở cho quan hệ Nga - Trung phát triển mạnh trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Nga từ ngày 20-22/3, chiều tối nay (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Putin có cuộc gặp Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề cấp bách nhất trong quan hệ song phương và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong ngày hôm nay là chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra từ 20-22/03. Trong bối cảnh hai nước xác lập quan hệ đối tác “không giới hạn” vào tháng 2 năm ngoái, chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố sự tin cậy, tăng cường quan hệ hợp tác thiết thực giữa hai nước. Bên cạnh đó, thông qua chuyến thăm, Trung Quốc cũng muốn thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải cho xung đột Nga - Ucraina, dù nỗ lực này đang vấp phải sự hoài nghi của các nước phương Tây. Để giúp quý vị và các bạn có góc nhìn đa chiều về việc Nga - Trung thắt chặt quan hệ và tác động của nó đến các trục quan hệ chính của thế giới, PV Bích Thuận, thường trú tại Trung Quốc và PV Anh Tú, thường trú tại Nga phân tích nội dung này.
Hôm nay là tròn một năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Sau khi chiến sự nổ ra, hàng loạt đòn trừng phạt của phương Tây đã dội xuống Nga. Gần như mọi dự đoán của phương Tây đều cho rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ quay trở về thời kỳ những năm 1990. Tuy nhiên, có vẻ điều này đã không xảy ra. Đời sống của người dân Nga sau một năm có thay đổi gì? Nền kinh tế điều chỉnh ra sao trước những áp lực cấm vận?
Ngày 09/08, trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, Nga đã đưa ra các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với những người Anh tham gia vào các hoạt động chống Nga và cấm họ nhập cảnh vào lãnh thổ của mình.
Bắc Cực đang nóng dần lên theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dễ dàng nhận thấy bên cạnh hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thăm dò tài nguyên, các nước trong khu vực cũng từng bước tăng cường hiện diện quân sự nhằm khẳng định chủ quyền và bảo đảm những lợi ích riêng tại khu vực Bắc Cực. Tại hội nghị cấp ngoại trưởng ở Ai-xơ-len tuần trước, các nước đã lần đầu thống nhất được một tuyên bố chung quan trọng với 7 mục tiêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng bền vững ở Bắc Cực. Song những mục tiêu này liệu đã quản lý được cuộc đua đang tăng tốc của các nước tới khu vực này?
Trong một nỗ lực nhằm tiếp tục tăng cường vị thế và ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đang có chuyến công du hai quốc gia địa chiến lược là Ai Cập và Iran. Không chỉ tăng cường quan hệ, hợp tác song phương, chuyến công du còn nhằm cân bằng và cạnh tranh với nỗ lực của nhiều nước lớn như Mỹ hay Trung Quốc thời gian gần đây liên tục cử các quan chức hàng đầu đến khu vực này.- Nga đang tính toán gì khi tìm đến Ai Cập và Iran trong bối cảnh hiện nay? Chính sách với khu vực của Nga liệu có điều chỉnh nào đáng kể trong bối cảnh mới? Ông Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương làm rõ vấn đề này.
Đang phát
Live