Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid- 19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng 4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh – với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái… Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.
- Thái Nguyên: Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ bảo vệ môi trường - Kinh tế tuần hoàn - Xu thế tất yếu của phát triển kinh tế thế giới - Hungary: Gạch lát đường cung cấp năng lượng mặt trời
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân với sự phát triển của đất nước.- Chính phủ ban hành Nghị quyết “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó thực hiện mục tiêu kép, đưa nước ta chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất.- Các địa phương đồng loạt thí điểm hoạt động trở lại xe khách liên tỉnh từ hôm nay đến ngày 20/10.- 8 địa phương khu vực Bắc Trung bộ và miền Trung chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó với cơn bão số 8 dự kiến đêm nay 13/10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đất liền nước ta.- Liên minh châu Âu (EU) huy động 12 tỷ euro trong đợt phát hành trái phiếu xanh lớn nhất thế giới.- Pháp công bố kế hoạch đầu tư mới trị giá 30 tỷ euro nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn giúp Pháp cạnh tranh với các siêu cường Mỹ, Trung Quốc trong tương lai.
Trong chương trình Thời sự 18h chiều qua, Đài TNVN đã phát sóng bài 2 Loạt bài “Chung sức- đồng lòng vượt qua đại dịch”, khẳng định giải pháp tiên quyết để cả hệ thống chính trị thích ứng nhanh với tình hình mới, tăng tốc khôi phục kinh tế, xã hội là bao phủ vaccine. Thực tế, với những bước đi chiến lược từ ngoại giao vaccine cho tới huy động sức mạnh tổng lực xây dựng quỹ vaccine, nghiên cứu bào chế vaccine… Việt Nam đã và đang có những bước đồng hành cho mục tiêu này. Điều đó không có nghĩa là toàn hệ thống ở trong trạng thái bất động hoặc hoạt động cầm chừng, chờ thời điểm gần 100 triệu dân được tiêm phòng đạt chuẩn Sars Cov2 trở thành căn bệnh thông thường, mới tái thiết và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Ngay từ khi Covid-19 xuất hiện, Đảng, Chính phủ đã xác định “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội. Trải qua nhiều đợt dịch, với những diễn biến khôn lường, phức tạp, tới nay, đây vẫn là quyết sách phù hợp, cần sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, để thích ứng linh hoạt, an toàn với bối cảnh mới, tạo nên những thành công mới trong lịch sử xây dựng, phát triển đất nước. Đây là nội dung phần cuối Loạt bài, nhan đề “Thích ứng linh hoạt với Covid-19, tăng tốc phát triển kinh tế”.
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới việc sớm tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi. Đây là chia sẻ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi, TPHCM sáng nay.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình thích ứng an toàn, linh hoạt và khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh.- Bộ Giao thông Vận tải quyết định tổ chức thí điểm hoạt động vận tải hành khách đường bộ từ ngày 13/10, trong khi TP.HCM chốt phương án đi lại với 4 tỉnh lân cận.- Hoàn lưu cơn bão số 7 kết hợp với gió mùa Đông Bắc gây mưa to trên diện rộng. Tại Yên Bái đã có 2 người mất tích do lũ cuốn. Các địa phương miền núi phía Bắc cần ứng phó với nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.- Tiếp tục loạt bài “Chung sức – đồng lòng vượt qua đại dịch”, bài 3 và cũng là bài cuối với nhan đề “Thích ứng linh hoạt với Covid-19, tăng tốc phát triển kinh tế”.- Mỹ đồng ý viện trợ nhân đạo cho Afganistan, nhưng từ chối công nhận Taliban.- Giải Nô-ben kinh tế năm nay vinh danh 3 nhà kinh tế học người Mỹ.
Hướng tới Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), hãy cùng trò chuyện-mạn đàm với doanh nhân về những điều không chỉ họ mới biết-mới cần, nhưng có lẽ chỉ họ mới “thấm”. Doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam đang cần gì để vượt qua đại dịch; cần gì để hỗ trợ phục hồi kinh tế-xã hội nước nhà? Ở thời điểm này, đây có là gánh nặng đối với họ hay không? Khách mời là ông Lê Doãn Hợp – Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, Đại diện Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam; và doanh nhân Trần Anh Vương – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bắc Việt, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam!
Sản xuất rau là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân khi bà con canh tác đúng quy trình, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ những giống rau trong nước, thời gian gần đây nhiều giống rau nhập khẩu từ nước ngoài về trồng ở Việt Nam đã mang lại hiệu quả cao. Vậy kỹ thuật trồng, chăm sóc rau giống mới này bà con cần chú ý những gì? Khách mời: Ông Hoàng Minh Châu - Nghiên cứu viên - Viện nghiên cứu Rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt hệ thống truyền tải điện quốc gia mùa mưa bão trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường.-Kinh tế tuần hoàn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam./.
- Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động. - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch công ty tư vấn GKM Việt Nam về những mô hình điều chỉnh sản xuất kinh doanh thời Covid.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hệ luỵ về kinh tế nhưng cũng là chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số. Thực tế cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đã thực sự chuyển mình trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tiến trình chuyển đổi số vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: không đồng đều trong thích ứng với sự thay đổi của công nghệ; hành lang pháp lý chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện cho chuyển đổi số và sự xuất hiện của các mô hình kinh tế số mới, cơ sở hạ tầng kinh tế số còn hạn chế... Cách tiếp cận lập pháp trong khung cảnh chuyển đổi số là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay.
Đang phát
Live