Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể của chương trình: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh thế giới giới có nhiều biến động, bất định, khó lường, nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bản thân khối kinh tế này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khách quan và chủ quan, việc hiện thực hóa những mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm rất lớn. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và ông Trần Toàn Thắng – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng bàn luận nội dung này.
Sáng nay 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam- Australia lần thứ ba. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Australia Don Farrell đồng chủ trì hội nghị.
Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải nhận diện rõ các khó khăn, hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển của Thành phố HCM, nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ năm nay và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025.- Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong quý 1 giảm sâu nhất so với cùng kỳ các năm trong suốt 12 năm trở lại đây. Công nghiệp chế biến, chế tạo đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Phóng viên Đài TNVN đề cập vấn đề: “Công nghiệp giảm sâu- Cần cơ cấu lại để phát triển bền vững”.- Quá tải nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội- Giải pháp nào để khắc phục.- Tại Hội nghị mùa Xuân, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi hàn gắn nền kinh tế toàn cầu, trước thực trạng nhiều nền kinh tế lớn gia tăng các biện pháp trừng phạt, trả đũa lẫn nhau, dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng.- 56 dân thường Xu-đăng thiệt mạng và 200 người khác bị thương trong ngày hôm qua. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hối thúc các bên ngay lập tức chấm dứt hành động bạo lực đang leo thang tại quốc gia này.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cuộc thi Meeting with PM 2023 với chủ đề “Resilient Economy” - Tính chống chịu và khả năng phục hồi của nền kinh tế- do khoa Kinh tế Chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chính thức được phát động. Meeting with PM là cuộc thi về kinh tế, tạo sân chơi tri thức cho các sinh viên tìm hiểu, giải quyết những vấn đề thực tế của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Hôm nay, Hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ bế mạc sau gần 1 tuần nhóm họp. Những dự báo mà hai định chế tài chính hàng đầu thế giới này đưa ra cho thấy, gam màu xám vẫn là chủ đạo trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Lạm phát kéo dài, khủng hoảng hệ thống ngân hàng, lãi suất tăng và bất ổn địa chính trị khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng “cái khó bó cái khôn”.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã và đang phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, trở thành thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế; cộng đồng kinh tế tư nhân đang nỗ lực tiến tới trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân như kỳ vọng-định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII. Đâu là điều kiện cần để nỗ lực “triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành hiện thực? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ nhìn nhận thực tiễn và kiến nghị giải pháp cho vấn đề.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Xỉn-la-vông Khút-phay-thun- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt Đoàn đại biểu Cựu tù chính trị và tù binh Thành phố Hồ Chí Minh- Kinh tế tỉnh Khánh Hòa tăng trưởng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái và đứng thứ 4 cả nước- Một doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình ngang nhiên san núi, lấn chiếm đất rừng gần khu vực biên giới- Hội nghị mùa Xuân của nhóm Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế diễn ra từ hôm nay đến ngày 16/4 tại Mỹ, sẽ tập trung giải pháp giúp các nước nghèo nhất thoát khỏi bế tắc về nợ nần- Trong thông điệp chúc mừng năm mới tới người dân Campuchia nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh thành tựu to lớn về phát triển đất nước theo Chiến lược Tứ giác giai đoạn 4
Nếu như trước kia cộng đồng doanh nhân luôn tự chủ trong hoạt động tìm hiểu và phân tích thị trường, thì ngày nay, đặc biệt là sau cú sốc Covid19 cùng những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, đa số kỳ vọng vào những số liệu thống kê từ cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có bộ số liệu từ Sách Trắng doanh nghiệp, Sách Trắng hợp tác xã. Từ năm 2020, đây cũng là cơ sở để Chính phủ điều hành chính sách vĩ mô, phát triển kinh tế đất nước. Để có nguồn dữ liệu in trong 2 ấn phẩm này, toàn ngành thống kê thực hiện điều tra doanh nghiệp hàng năm. Kỳ thống kê năm nay khởi động từ 1/4 đến hết tháng 7, với nhiều tiêu chí thống kê mới, cần sự vào cuộc tích cực từ hơn 900 nghìn doanh nhân-doanh nghiệp thuộc diện điều tra. Ghi nhận của phóng viên Thu Trang:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.- Sáng nay, cho ý kiến vào dự án Luật đất đai (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội chuyên trách đề nghị quy định rõ phương pháp định giá đất.- Các tổ chức tài chính Quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á khuyến nghị Việt Nam tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.- Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát, bất chấp những quan ngại về nguy cơ bất ổn tài chính.- Căng thẳng giữa Israel và Palestin có nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột mới khi hôm nay Israel không kích dải Gaza.
Đang phát
Live