- Những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển rất cao, như đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển thu nhập cao, đến năm 2050 giảm phát thải ròng các-bon bằng 0. - Kinh tế xanh được hiểu đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập, việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm phát thải các-bon, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái. - Kinh tế xanh tập trung vào ba trụ cột chính gồm: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dù phát triển xanh là một trong những hướng đi tất yếu mà Việt Nam đang theo đuổi nhưng con đường tiến tới "nền kinh tế xanh" đang đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. - Để Việt Nam vượt qua các khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, cần có sự đồng hành giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, cùng chia sẻ tầm nhìn và chiến lược phát triển nhanh, xanh và bền vững. Diễn đàn: “Kinh tế xanh – Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam” thông tin đa chiều về vấn đề này. Khách mời tham gia bàn luận: Ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban phụ trách, Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.
2 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông (giai đoạn 1) bao gồm: Mai Sơn – Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây vừa được Bộ GTVT tổ chức khánh thành đánh dấu tiến độ hoàn thành nhiều dự án cao tốc. Khi đó, các cơ quan, đơn vị toàn ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà thầu đang tích cực triển khai các dự án thành phần giai đoạn 2 (2021 – 2025), với 12 dự án thành phần, có tổng chiều dài 723,7 km, gồm các đoạn từ Hà Tĩnh-Quảng Trị, Quảng Ngãi-Nha Trang đến Cần Thơ-Cà Mau. Các tuyến cao tốc hoàn thành không chỉ kết nối giao thông, còn chính là lực đẩy mang tính lan tỏa, cộng hưởng, để phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, văn hóa xã hội và phát huy thế mạnh kinh tế các địa phương, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước toàn diện và bền vững.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm qua đã công bố lộ trình 100 ngày để khôi phục niềm tin của người dân Pháp đang bất bình đối với luật cải cách hưu trí, trong đó nhấn mạnh 4 ưu tiên là thúc đẩy vấn đề việc làm, chuyển đổi năng lượng, cải cách dịch vụ công và tăng cường an ninh trật tự.
Sáng nay (26/4), Sở Công thương TP.HCM tổ chức Hội thảo Quốc tế “Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn 2050”, với định hướng chuyển đổi công nghiệp dần theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn.
Mối quan hệ giữa hai láng giềng Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản đang có những tín hiệu cải thiện tích cực. Hàn Quốc vừa quyết định đưa Nhật Bản trở lại “Danh sách trắng” với những ưu đãi thương mại sau 3 năm gián đoạn. Đây là động thái mới nhất nhằm cải thiện quan hệ kinh tế và ngoại giao song phương sau cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng Ba vừa qua. Với quyết định vừa rồi, Hàn Quốc và Nhật Bản đang mở rộng cánh cửa cho hợp tác, xây dựng quan hệ hướng tới tương lai. Điều này sẽ tác động lớn đến bức tranh an ninh và kinh tế tại khu vực. PV Hoàng Nguyễn – Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích vấn đề này.
Nhiều năm nay, những cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4 – Quân khu 4 đã đồng hành, hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số phía tây tỉnh Nghệ An thực hiện các chương trình, mô hình, dự án phát triển kinh tế. Để việc hỗ trợ đạt hiệu quả và thiết thực, đơn vị đã cụ thể hoá bằng các nghị quyết chi bộ, giao nhiệm vụ đến từng đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, phụ trách các hộ gia đình trên địa bàn đóng quân. Cách làm này đã đem lại hiệu quả thiết thực, “đòn bẩy” giúp hộ nghèo miền núi vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
48 năm từ ngày được giải phóng (29/4/1975-29/4/2023), hơn 40 năm thành lập huyện đảo, đến nay, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã vươn lên mạnh mẽ, hiên ngang, sừng sững giữa trùng khơi. Tỉnh Khánh Hòa đang từng bước thực hiện nhiệm vụ được Nghị quyết 09/2022 của Bộ Chính trị xác định là xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Diễn ra đến hết ngày hôm nay 23/04, tuần lễ Thương hiệu quốc gia 2023 là "điểm hẹn" của cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và lựa chọn giải pháp tối ưu xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp vươn tầm quốc tế. Theo các chuyên gia, để tiếp tục tăng trưởng thương hiệu quốc gia, các sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam phải gắn với sự phát triển xanh. Đây là xu thế chung khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến hàng hóa, dịch vụ bảo vệ môi trường, có ích với cộng đồng.
Người lao động nhiều nơi đang phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn và căng thẳng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến năng xuất lao động, hiệu quả công việc chưa cao. Trước thực trạng này, ngày 26/4 tới, Ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương sẽ phát động Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 (diễn ra từ ngày 1/5 đến 31/5) với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
Sáng nay (22/4), tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Hội đồng khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với UBND thành phố Tam Kỳ tổ chức Diễn đàn “Năm Quốc gia khởi nghiệp - Tam Kỳ 2023”. Tại diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, nền kinh tế đất nước đang đối mặt với không ít khó khăn, điều đó càng khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khát vọng vươn lên làm giàu ở thế hệ trẻ.
Đang phát
Live