- Năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ.- Những nhóm cổ phiếu nào tăng mạnh trong năm 2021?.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
- Thủ tướng dự Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu Di tích Bạch Đằng Giang.- Ngành Y tế thực hiện cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, trong đó đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát nhập cảnh.- Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chính quy bậc Đại học cho lực lượng quản lý thị trường.- Ngày 7/1 sắp tới, cầu Thăng Long sẽ chính thức thông xe sau 5 tháng sửa chữa.- Ngoại trưởng Trung quốc đánh giá quan hệ Trung – Mỹ xấu đi là do chính sách sai lầm của phía Mỹ.- Chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại nhiều quốc gia diễn ra chậm chạp do những vấn đề về hậu cần và nguồn cung.
Hôm nay, 31/12, là ngày cuối cùng của năm 2020 – một năm kinh tế đầy biến động và đa phần là những tác động tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, thương hiệu Việt Nam trên thương trường quốc tế vẫn là “Điểm sáng” – Top đầu. Chúng ta đã vượt qua khó khăn-thử thách khách quan như thế nào và đâu là bài học đáng quý cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo? Xin mời quý vị hãy cùng các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân-doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề trong 20 phút của chương trình
- Chính phủ đặt mục tiêu GDP 2021 thêm ít nhất 0,5 điểm phần trăm lên mức 6,5%. - Nhìn lại việc triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 năm 2020. - Thị trường bất động sản đang được kiểm soát tốt và phát triển đúng hướng?
Có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký gần 100 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã và đang cho thấy ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế và khu vực. Tinh thần “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” được nêu từ Đại hội Đảng lần thứ IX, trải qua các kỳ đại hội, ngày càng có sức lan tỏa, góp phần tạo nên một Việt Nam mạnh mẽ, tự cường không chỉ “dong thuyền ra biển lớn”, mà còn “giữ vững tay chèo vượt sóng dữ”, trở thành một thành viên tích cực, chủ động định hình cuộc chơi trên bản đồ kinh tế thương mại toàn cầu.
Nội dung chính:* Nỗ lực hoàn thành Đường dây 500kV mạch 3 - Công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng XIII.* Giải pháp quản lý, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số Việt Nam.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc giữa Chính phủ và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2016-2020.- Kiểm tra liên hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và cảnh sát biển Trung Quốc thành công tốt đẹp.- Trong khi các tỉnh miền Trung trải qua khó khăn trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh và bão lũ, Bình Đình nổi lên là một điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng dương, cao nhất trong khu vực.- Số người mắc Covid 19 đã gần chạm mốc 80 triệu người khiến nhiều quốc gia cấm tổ chức các sự kiện dịp Giáng sinh.- Trong khi đó, có thêm một biến thể mới của virus Sars-CoV-2 từ Nam Phi, dễ lây truyền và đột biến cao hơn so với biến thể mới được phát hiện ở Anh.- Tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia hàng đầu Trung Quốc - Alibaba chính thức bị điều tra, liên quan đến các hành vi độc quyền.- 10 sự kiện và vấn đề trong nước nổi bật năm 2020 do Đài TNVN bình chọn.
Theo ước tính, tăng trưởng kinh tế GDP của nước ta năm nay có thể đạt từ 2,5 đến 3%, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong bối cảnh các nước trên thế giới đều sụt giảm mạnh tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm vì tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Có thể nói, kết quả này đã cho thấy đóng góp của Chính phủ trong điều hành kinh tế năm nay, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và khơi thông dòng chảy kinh doanh. Tuy nhiên, nếu điểm tên các sự kiện thì dường như năm nay Chính phủ dồn toàn lực vào các giải pháp cấp bách để phòng chống dịch Covid-19, có phần lơi lỏng việc nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách dài hạn về môi trường kinh doanh.
Quá trình cải cách thể chế kinh tế 5 năm qua tác động rõ nét, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giai đoạn vừa rồi, khiến chất lượng thể chế chưa theo kịp tiến trình phát triển của đất nước. Dự thảo Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Đài TNVN nhìn lại để thấy những thành công, nhận diện những tồn tại, từ đó nêu những gợi mở trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta trong giai đoạn tới.
Loạt bài: “Điểm sáng” Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và phục hồi nhanh sau Covid 19: Những bài học lớn trong điều hành. Bài 2:“Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021”.- Chuyên mục Kinh tế số có nội dung “Nhiều thách thức thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt”
Đang phát
Live