Từ ngày mai (1/3), Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổng điều tra kinh tế trên phạm vi cả nước. Dự kiến, kết quả sơ bộ được công bố vào tháng 12/2021 và công bố kết quả chính thức vào quý II/2022. Đây là hoạt động quan trọng giúp Đảng, Nhà nước, từng ngành nghề, doanh nghiệp có được bức tranh kinh tế tổng thể của cả nước, xác định những tiềm năng, lợi thế cần phải khai thác, nhận diện được những rào cản, thách thức phải vượt qua; và quan trọng là đưa ra những quyết định phù hợp để phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Để cuộc tổng điều tra đạt hiệu quả tối ưu, cần sự vào cuộc đầy trách nhiệm của mọi thành phần kinh tế. Phóng viên Thu Trang phỏng vấn ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổ trưởng Tổ Thường trực Tổng điều tra kinh tế Trung ương về nội dung này.
Trong 20 phút của chương trình, hãy cùng các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 trong bối cảnh thực hiện mục tiêu “kép”. Và một điều quan trọng nữa, nhìn nhận cơ hội nào, giải pháp nào hỗ trợ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế vừa trải qua một năm đầy khó khăn-vất vả, sớm bứt phá được?
- “Không để tình trạng tháng Giêng là tháng ăn chơi” - “Điểm sáng kinh tế” Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã nêu rõ định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước được thể hiện rõ trong Báo cáo chính trị: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, Báo cáo chính trị của Đảng đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Trong đó, Đảng ta nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng” theo hướng bền vững, phải “xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, vững mạnh, gồm những ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp mũi nhọn gắn với công nghệ thông minh” cũng như khẳng định vai trò của công tác hội nhập kinh tế quốc tế… Chuyên mục Câu chuyện thời sự số đầu tiên của năm mới Tân Sửu hôm nay có chủ đề: “Những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong phát triển kinh tế năm 2021 và giai đoạn tới” - qua phỏng vấn giữa PV Nguyên Long
Những chủ trương và chính sách điều hành linh hoạt, chuẩn xác, kịp thời của Đảng và Chính phủ đã đưa Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò là trung tâm của dòng chảy thương mại, tự cường trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đặt ra câu hỏi về hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế truyền thống, khi mà các yếu tố về thiên nhiên, môi trường, con người chưa được chú trọng đúng mức. Trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, ngày Xuân Tân Sửu, mời quý vị và các bạn cùng nghe những nhận định, phân tích của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về quá trình thúc đẩy và những thách thức phát triển mô hình kinh tế xanh, phát triển bền vững, để phát triển kinh tế xanh lan tỏa đến từng người dân, gia đình và doanh nghiệp.
Theo thống kê, hiện nay cả nước có trên 17.000 hợp tác xã nông nghiệp với 3,78 triệu thành viên; đóng góp 4% GDP của cả nước. Vai trò của hợp tác xã không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mà quan trọng hơn là giúp tăng thu nhập cho 30% dân số cả nước... Trong bối cảnh đó, các hợp tác xã tiếp tục tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị nhằm giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa và phát triển bền vững. Tin của PV Nguyễn Hằng.
Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã thông qua Báo cáo chính trị về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, với những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện các mục tiêu đã nêu, trên cơ sở bám sát thực tiễn, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Báo cáo chính trị đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Các định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó, vẫn tập trung vào 3 đột phá chiến lược nhưng ở yêu cầu mới, với sự thay đổi về chất… Câu chuyện thời sự: “Đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới” - với sự tham gia của vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã phát biểu, Đổi mới sáng tạo đã trở thành chìa khóa thành công, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia. Đổi mới sáng tạo là cuộc chơi mà mỗi quốc gia đều mặc định có mình trong đó, mà Việt nam không phải ngoại lệ. Thực tiễn trong 20 năm qua đã chứng minh đổi mới sáng tạo có vai trò, động lực quan trọng đối với tăng năng suất, hiệu quả, tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (13) cũng nêu rõ, Việt nam sẽ tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam,thực sự trở thành động lực mới cho tăng trưởng và phát triển đất nước nhanh và bền vững.Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế đất nước".khách mời tham dự Diễn đàn là Ông Nguyễn Hoa Cương –Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư và Ông Nguyễn Hoàng Hiệp- Giám đốc điều hành Hitachi Systems Việt Nam.
Hôm nay, Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos 2021 khai mạc theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới. Trong tuần lễ Chương trình Nghị sự Davos 2021, với chủ đề “Một năm quan trọng để khôi phục niềm tin”, diễn ra từ ngày 25-29/1, lãnh đạo một số quốc gia và đại diện cho các tập đoàn đa quốc gia sẽ tập trung thảo luận, đưa ra quan điểm về hợp tác kinh tế đa phương, những vấn đề của nền kinh tế thế giới hiện nay. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Nội dung chính:* Dấu ấn kinh tế giai đoạn 2016-2021 - Nền tảng tạo sức bật cho kinh tế Việt Nam giai đoạn mới.* Tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân biến khát vọng thành hiện thực.
Đang phát
Live