Một năm đi qua với nỗ lực của các cấp, các ngành trong phục hồi và phát triển kinh tế hậu COVID 19. Không thể phủ nhận, dịch bệnh, cũng như những biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân. Nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn đạt một số kết quả khả quan, tiếp thêm niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 27,72 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán 26,4%....là những minh chứng thể hiện sức bật nội sinh và những biện pháp sớm khôi phục nền kinh tế, mở cửa trở lại đúng thời điểm của Việt nam. Vượt mọi khó khăn, hàng loạt các quyết sách quan trọng được ban hành, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng được triển khai thông suốt, đồng bộ, đồng lòng từ Đảng- Quốc hội- Chính phủ đến toàn hệ thống chính trị tạo tiền đề phát triển cho đất nước. Năm 2023, “Phát triển- Hội nhập- Đổi mới sáng tạo” không ngừng là khát vọng và niềm tin đưa Việt nam đạt nhiều thành công trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vượt qua thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt nam. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt”, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, những cách làm hay của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua thử thách, đọng lại khát vọng về một đất nước Việt nam phát triển phồn vinh trong tương lai.
Sau những cảnh báo nền kinh tế toàn cầu suy thoái trong năm 2023 với 1/3 nền kinh tế các quốc gia có thể suy thoái thì hôm qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra nhận định lạc quan hơn: kinh tế toàn cầu sẽ thoát đáy trong năm nay và sau đó sẽ tăng tốc. Tuy nhiên, nhiều yếu tố gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu được các chuyên gia đưa ra, trong đó nhấn mạnh nguy cơ phân mảng địa kinh tế, biến đổi khí hậu và xung đột.
Dự báo năm 2023 sẽ là năm còn nhiều khó khăn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh bất định của kinh tế thế giới.- Tỉnh Quảng Bình khởi công Dự án thành phần 2 - Cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 188 tỷ đồng.
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, hôm nay (16/01), Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 53 khai mạc tại Đa-vốt, Thụy Sĩ, quay trở lại với khung thời gian thường lệ là tháng 1 hằng năm. Các phiên họp dự kiến sẽ xoay quanh chủ đề về xu hướng toàn cầu hóa, tác động của căng thẳng thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và tình trạng biến đổi khí hậu. Diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và địa kinh tế phức tạp nhất trong nhiều thập kỷ, diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2023 có chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh". Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos năm nay sẽ quy tụ hơn 2.700 nhà lãnh đạo từ các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 53 tại Davos, Thụy Sĩ sẽ khai mạc vào ngày mai (16/1). Sau một thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19, hội nghị được tổ chức trở lại theo thông lệ trước đây đúng vào dịp đầu năm theo hình thức trực tiếp. Chủ đề của sự kiện năm nay là“Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh” đã phần nào cho thấy, hành động phối hợp tập thể là cần thiết trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng hơn bao giờ hết.
Không chủ quan với Covid-19 trong dịp Tết khi một số biến thể phụ mới xuất hiện- Những nỗ lực vượt khó của ngành giáo dục- đào tạo trong năm 2022- Gian lận trên thương mại điện tử khó xử lý- cần sự phối hợp của các lực lượng liên- Mục tiêu thúc đẩy hiện đại hóa quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại phiên họp này, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực bổ sung vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm Đăng kiểm vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, xử lý- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến “Tiếng nói phương Nam”- Chủ trì hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhất trí nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thành một trụ cột trong quan hệ song phương, tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của tình hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, vì lợi ích thiết thực của nhân dân và doanh nghiệp hai nước- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay từ 6,47 đến 6,83%- Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quân sự Quân khu 7 họp báo thông tin về clip nữ sinh đi học quân sự gây xôn xao dư luận- Nga và Rumani ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm dòng phụ XBB.1.5 đầu tiên của Omicron, số ca mắc tăng nhanh Tổ chức Y tế Thế giới cân nhắc khả năng duy trì tình trạng khẩn cấp toàn cầu về đại dịch Covid-19
Cần tăng cường đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức thông qua Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô và Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ điều phối.
- Hỗ trợ doanh nghiệp “vượt khó” – thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng- Minh bạch thị trường trái phiếu - tạo đà phát triển thị trường BĐS- Mục tiêu điểm kinh tế địa phương: “Tây Nguyên: Mở đường lớn tới tương lai kinh tế xanh”.
Ngân hàng Thế giới (WB) hôm qua (10/1) công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu, trong đó hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7%-mức chậm nhất kể từ năm 1993. Do ảnh hưởng của lạm phát cao, lãi suất tăng, nhiều nền kinh tế sẽ có mức tăng trường gần bờ vực suy thoái, trong khi một số nền kinh tế lớn của thế giới cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Đang phát
Live