"Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo các cân đối lớn là mục tiêu chúng ta phải thực hiện bằng được” - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ Tháng 01/2023 ngày 02/02/2023. Thông điệp này tiếp tục được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 của Bộ Công Thương ngày 03/02 vừa qua. "Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - nhìn từ các chỉ đạo điều hành của Chính phủ” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của hai chuyên gia kinh tế - tài chính: PGS.TS Ngô Trí Long và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính:
Tình hình thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều tới hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại - những lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý. Trong khi 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025, Bộ Công Thương xây dựng tới 9 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023- Chuyên gia Australia đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch- Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương xử lý 8.000 lít dầu tràn từ tàu hàng gặp nạn ở vùng biển Sa Huỳnh- Một ngày sau khi chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố gia hạn 6 tháng tình trạng khẩn cấp, Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar đã ban bố thiết quân luật tại 37 thị trấn thuộc 4 khu vực và 4 bang- Diễn biến vụ bê bối liên quan đến tài liệu mật của lãnh đạo Mỹ tiếp tục phức tạp khi Cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI sẽ tổ chức khám nhà và văn phòng của cựu Phó Tổng thống Mai Pens
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, sớm nếm trải vất vả, thiếu thốn, Đảng viên Lò Văn Hặc ở huyện vùng cao Thuận Châu (Sơn La) không ngại khó, ngại khổ, đã cần mẫn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà phê và chăn nuôi, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2022 vừa qua là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02% trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn nhận sâu xa, đó không chỉ là những kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp thêm – gia tăng sức hút của thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản tồn tại, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn.
Khu vực Đá Trắng–Sông Bằng thuộc thôn Tân Sơn, xã miền núi Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận từng là vùng đất khô cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt. Nhờ vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế của những đảng viên trẻ, người dân xã Sông Bình đã bắt vùng đất hoang hóa sinh trái ngọt. Đảng viên trẻ Thòng Cỏn Phúc, dân tộc Tày, ở thôn Tân Sơn là một điển hình như thế.
2022 là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp – gia tăng sức hút thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn. Dòng chảy kinh tế hôm nay, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi của phóng viên Thu Trang với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, tại Pháp – góp một góc nhìn về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở nên gần gũi hơn.
Chính phủ Hàn Quốc mới đây một lần nữa đề cập sáng kiến “đổi viện trợ kinh tế lấy hòa bình” với kỳ vọng tạo đột phá cho các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh sóng gió không ngừng bủa vây mối quan hệ liên Triều, với hàng loạt tuyên bố và động thái răn đe lẫn nhau. Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) do Mỹ đứng đầu cũng vừa công bố kết quả điều tra cho thấy, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đã vi phạm hiệp định đình chiến thông qua việc đưa máy bay không người lái (UAV) vào lãnh thổ của nhau.
Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu là 1 trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Lạng Sơn đã xây dựng những giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đến cơ sở hạ tầng.
Dữ liệu tích cực từ các nền kinh tế châu Âu và quyết định của Chính phủ Trung Quốc chấm dứt chính sách “Không COVID” (ZERO COVID) làm tăng hi vọng thế giới có thể tránh được suy thoái. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo những yếu tố rủi ro, trong đó có sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ, nguy cơ lạm phát hiện hữu và cuộc xung đột tiếp diễn tại Ukraine.
Đang phát
Live