TP.HCM vừa phát hành Báo cáo kinh tế vĩ mô về kết quả năm 2023 và dự báo năm 2024, do Cục Thống kê và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) lần đầu tiên thực hiện. Trong đó, các chuyên gia kinh tế có những đánh giá, nhận định cụ thể về kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam, kinh tế TP.HCM. Theo các chuyên gia, trong những thách thức của năm 2024, TP.HCM cần nhìn ra những điểm sáng về chính sách ở tầm vĩ mô để làm động lực tăng trưởng kinh tế và kinh tế tiêu dùng trong ngắn hạn sẽ là một động lực tăng tổng cầu, góp phần vào tăng trưởng.
Theo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này hướng tới trở thành trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển. Tỉnh Bình Định đưa ra lộ trình về phát triển bền vững kinh tế biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Lần đầu tiên TP.HCM ra mắt ấn phẩm Báo cáo Kinh tế vĩ mô và dự báo tăng trưởng của thành phố năm nay có thể đạt từ 7,1 đến 8%- Nhiều địa phương thúc đẩy các dự án hạ tầng và giải ngân vốn đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu năm thong thả, cuối năm tăng tốc- Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, cả nước sẽ có thêm gần 3 triệu liều vaccine 5 trong 1 trong thời gian tới, phụ huynh không còn lo thiếu vacxin tiêm cho trẻ- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ- Hai vụ nổ bom tại Iran khiến hơn 300 người thương vong. Chính phủ Iran tuyên bố để tang các nạn nhân xấu số trong ngày hôm nay. Cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ vụ khủng bố
Sáng nay (4/1), Cục Thống kê và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) ra mắt “Báo cáo Kinh tế vĩ mô TP.HCM: Kết quả 2023 và Dự báo 2024”. Đây là lần đầu tiên TP.HCM có một ấn phẩm về kinh tế vĩ mô và dự kiến sẽ được xuất bản hàng năm.
Xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, Chính phủ đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trên con đường hướng đến tăng trưởng xanh.
Năm 2023 có thể xem là năm bản lề, đánh dấu những bước tiến của kinh tế biên mậu Cao Bằng, từng bước cụ thể hóa mục tiêu đưa lĩnh vực này trở thành một trong 3 mũi nhọn đột phá của kinh tế địa phương, nhất là sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Trong dòng chảy của 365 ngày của năm 2023, thế giới tiếp tục chịu tác động không thuận từ các diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó đoán định. Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm. Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao khiến nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; Nhu cầu tiêu dùng suy giảm đã tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn - như Việt Nam. “Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 2023: Vững chí, bền lòng đi trong gió ngược” là chủ đề của chương trình Dòng chảy kinh tế đặc biệt, nhìn lại năm 2023 và dự báo năm 2024, với sự tham gia của các vị khách mời: ĐBQH Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội & Tiến sỹ Trần Hồng Nam - Tổng Giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Trồng rừng đang là hướng phát triển kinh tế chủ lực của tỉnh Bắc Kạn với diện tích rừng trồng hiện có hơn 100.000 ha. Vậy nhưng hầu hết những sản phẩm từ rừng trồng của người dân lại chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu có yêu cầu cao và giữa người dân và doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại địa phương cũng chưa có mối liên kết để nâng cao giá trị rừng trồng.
Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn nhưng với cách làm năng động, sáng tạo, tỉnh Bình Dương đã tạo ra những đột phá mới. Trong đó, tỉnh này thu hút dòng vốn đầu tư giữ vị trí TOP đầu cả nước; thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu; được vinh danh TOP 1 cộng đồng thông minh thế giới; hệ thống an sinh xã hội được đảm bảo... Sự phát triển của Bình Dương đã vẽ lên bức tranh đầy màu sắc tương sáng trước thềm năm mới.
Giao thông được kết nối mạnh mẽ; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng, nhiều dự án lớn, trọng điểm đang được gấp rút hoàn thành, ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch cán mốc 1 triệu lượt khách là những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên trong năm 2023. Từ đó tạo đà cho địa phương đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV để ra.
Đang phát
Live