Với vị trí chiến lược, được ví như cửa ngõ khu vực; trục giao thông Bắc – Nam; đặc biệt với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường sắt, đường bộ… Thanh Hoá có vai trò quan trọng, trục trung chuyển giao thương, kết nối vùng, khu vực, và quốc tế. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX đã xác định đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy liên kết vùng, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đối với Thanh Hoá mà có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước. Vậy thực tế đến nay, qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, Thanh Hoá đã được những kết quả cụ thể như thế nào trong phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu công nghiệp, tăng tính hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển và đóng góp chung vào thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Diễn đàn hôm nay với chủ đề: "Thanh Hoá phát triển hạ tầng, tạo liên kết vùng, phát triển đất nước”. Chương trình do Ban Thời sự VOV1 (Đài TNVN) phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện.
Tàu điện ngầm, tàu điện, xe buýt điện và tàu thủy điện- những phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường đã và đang trở thành những người bạn đồng hành của người dân Moscow trên mọi nẻo đường.
Là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, một số tuyến chưa đồng bộ về tải trọng, xuống cấp… nên mỗi khi mưa lũ, hệ thống hạ tầng giao thông Yên Bái thường bị thiệt hại, gây chia cắt. Trước thực trạng này, tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị các phương án cho từng tình huống cụ thể để đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong quản lý vận hành cao tốc- Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông- Tiền Giang “điểm sáng” trong giải ngân vốn đầu tư công công trình giao thông.
Đề xuất trích lại một phần tiền xử phạt vi phạm giao thông đang là vấn đề gây tranh cãi khi thảo luận, góp ý kiến về Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, được trình tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Tại các phiên thảo luận hoặc bày tỏ ý kiến với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 7, các đại biểu Quốc hội vẫn có những quan điểm khác nhau về việc có nên trích lại tiền xử phạt hay không, hoặc nếu trích thì tỷ lệ bao nhiêu là phù hợp?
Cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vẫn là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quy định theo hướng như thế nào để vừa bảo đảm tính khả thi, vừa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, răn đe, xây dựng được ý thức của mọi người biết bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của bản thân và của người khác khi tham gia giao thông?
Cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến hoạt động đường bộ, phân định rõ, tránh trùng lắp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ và một số luật liên quan là nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Luật Đường bộ tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 15.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 22/5, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu thống nhất cao quy định trong dự thảo Luật là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Tuy nhiên, đề nghi bổ sung thêm cơ sở thuyết phục để Luật được thông qua thấu tình, đạt lý, đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Điều này cho thấy, ý thức của người tham gia giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông của mỗi người sẽ góp phần hạn chế ùn tắc, tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông. “Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn” cũng là 1 trong 3 mục tiêu của Năm An toàn giao thông 2024 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. TS Nguyễn Kim Dung, giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước, Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải cùng bàn luận câu chuyện này.
Đề xuất nguyên tắc, giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông.- Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 850 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
Đang phát
Live