Hôm nay (4/7), European Wellness Việt Nam – thành viên Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện đến từ châu Âu, tổ chức sự kiện ký tặng sách “Rối loạn phổ tự kỷ: Y học tái sinh bằng liệu pháp tế bào gốc” tại TP.HCM và gây quỹ từ thiện dành cho trẻ tự kỷ tại Việt Nam.
Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam. Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội.- Gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Các nhà giáo đang thực hiện sứ mệnh rất vẻ vang và đáng tự hào.- Giá vàng hôm nay chạm ngưỡng gần 61 triệu đồng một lượng, dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trên thị trường quốc tế khi chỉ số lạm phát tính theo năm ở Mỹ lên 6,2% cao nhất trong 30 năm qua.- Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đã bế mạc tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh), với việc tái khẳng định duy trì mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris.- Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo nước này sẽ phải đối mặt với nhiều tuần khó khăn khi đợt dịch thứ tư đại dịch COVID-19 bùng phát vào mùa Đông.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu- Anh hùng lao động, nguyên Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương được mệnh danh là “Thần Kim”. Ông là người đầu tiên ở nước ta đưa kỹ thuật “tân châm”, sử dụng những chiếc kim to, dài hàng chục cm thay thế những chiếc kim châm cứu nhỏ truyền thống, giúp tác động điều trị tốt hơn. Nhờ “luồng gió mới” này, ngành châm cứu Việt Nam đã “cất cánh”, được thế giới thán phục. Rời cõi dương thế ở tuổi 90, Giáo sư Nguyễn Tài Thu để lại cho hậu thế cả một kho tàng kiến thức về châm cứu và là “tấm gương lớn” cả về y thuật lẫn y đức.
- Hội đồng giáo sư Nhà nước chính thức công bố năm nay có 339 trong tổng số 542 ứng viên được công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư.- Kiểm toán Nhà nước công bố kiểm toán 5 ngân hàng thương mại trong năm tới.- Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại tỉnh Sơn La do các nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn xả thải ra môi trường. Tình trạng diễn ra nhiều năm nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa ngăn chặn triệt để.- Công an TpHCM và Cần Thơ ra quân trấn áp nhiều vụ đua xe trái phép.- Tỉ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản giảm mạnh vì người dân cho rằng cách Chính phủ ứng phó dịch Covid-19 chưa hiệu quả.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, số lượng tiến sỹ, thạc sỹ thì lên tới cả trăm nghìn người. Số lượng giáo sư, phó giáo sư tiến sỹ đông đảo là vậy, nhưng số công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên giới thì lại rất khiêm tốn; những người nghiên cứu, giảng dạy trong số này cũng chiếm tỷ lệ rất ít, đặc biệt số giáo sư, phó giáo sư còn nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4. Một phần nghỉ hưu, nhưng một phần là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ chuyển sang làm công tác quản lý; hoặc những người được trao học hàm học vị này đều xuất phát từ những bộ quản lý nhà nước. Xu hướng cán bộ quản lý Nhà nước học tiến sỹ, rồi lên phó giáo sư, giáo sư đang cho thấy vấn đề gì? BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện trên cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, số lượng tiến sỹ, thạc sỹ thì lên tới cả trăm nghìn người. Số lượng giáo sư, phó giáo sư tiến sỹ đông đảo là vậy, nhưng số công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên giới thì lại rất ít; những người nghiên cứu, giảng dạy trong số này cũng chiếm tỷ lệ thấp đáng kinh ngạc; đặc biệt số giáo sư, phó giáo sư còn nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4. Nguyên nhân có nhiều, nhưng một phần là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ chuyển sang làm công tác quản lý; hoặc những người được trao học hàm học vị này đều xuất phát từ những bộ quản lý nhà nước mà không phải là các nhà nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Xu hướng cán bộ quản lý Nhà nước học tiến sỹ, rồi lên phó giáo sư, giáo sư đang cho thấy vấn đề gì? Cùng trao đổi với giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.
Tôn giáo, tín ngưỡng lâu nay bị biến thành “mũi dùi” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, thậm chí trở thành một cái cớ để quốc gia này can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Mới đây nhất, hôm mùng 9 và mùng 10 tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Uỷ ban Tự Do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố 2 Bản Báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo quốc tế 2019, trong đó có phần đề cập đến Việt Nam. Cũng như các Báo cáo về Tôn giáo những năm trước, phần viết về Việt Nam tuy có đôi chút điều chỉnh, nhưng vẫn còn những đánh giá không khách quan, không đúng với tình hình thực tế về đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. “Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ phần nói về Việt Nam vẫn thiếu khách quan và phiến diện” đi ngược lại quan hệ giữa hai nước đang ở trong giai đoạn tốt đẹp. Đây cũng là chủ đề của Chuyên mục “Nhìn thẳng – Nói đúng” với sự tham gia của Giáo sư – Tiến sỹ Đỗ Quang Hưng – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tôn giáo – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Đại học quốc gia Hà Nội.
Giáo sư Hoàng Tranh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây là một trong những nhà nghiên cứu về Bác Hồ nổi tiếng ở Trung Quốc. Mặc dù chưa từng gặp Bác, nhưng qua những tư liệu phong phú có được, trong ông, Bác luôn là một vị lãnh tụ bình dị, gần gũi của dân tộc Việt Nam. Phản ánh của Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh:
- Quốc tế đánh giá cao công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam.- Giáo sư Nhật và ước mơ sản xuất máy bay không người lái (UAV) ở Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live