Trong bối cảnh các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ, xuất khẩu than của Ốt-xtrây-lia (Australia) sang Trung Quốc trong tháng 8 năm 2023 đã đạt con số kỷ lục 6,69 triệu tấn, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát điều tra Australia, chỉ trong 5 ngày ra quân quyết liệt, chiến dịch truy quét tội phạm có tổ chức toàn quốc có tên Vitreus đã thu giữ được 1,2 tấn ma tuý các loại và bắt giữ gần 1000 đối tượng liên quan.
Trong bối cảnh đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liêu hóa thạch, tại Australia đang bùng lên cuộc tranh luận về khả năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Australia đang có nhiều nỗ lực để thực hiện được cam kết cắt giảm 30% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 và đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, trong đó phải kể đến việc từng bước và tiến tới đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than. Thực tế này khiến cho Australia đang phải đối mặt với khả năng sẽ thiếu điện và giá điện sẽ tăng cao nếu nước này không tìm được giải pháp thay thế phù hợp.
Ngân hàng Nông thôn Australia cho biết, tổng giá trị nông sản xuất khẩu của nước này trong năm tài chính 2022-2023 đạt gần 80 tỷ AUD, tăng 18% so với năm trước đó và là năm thứ ba tăng liên tiếp. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang 13 thị trường hàng đầu đều tăng và 12 thị trường đạt kỷ lục mới.
Cùng với các diễn biến thời sự quốc tế nóng, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc chính phủ Australia công bố Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040. Tại diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vừa diễn ra, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cũng đã khẳng định “vai trò trung tâm của ASEAN rất quan trọng đối với tương lai của Australia”; đồng thời thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Philippines, một thành viên của ASEAN. Vì sao, Australia lại công bố Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 thời điềm này? Chiến lược mới này có điểm gì đáng chú ý?
Một vài năm trở lại đây, chứng rối loạn ăn uống đang ngày càng gia tăng, thậm chí tới mức báo động tại Australia. Một trong những tác nhân là mạng xã hội đã khiến tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn, đặc biệt đối với thanh thiếu niên. Trước tình trạng này, chính quyền Australia đã xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về chống rối loạn ăn uống trong giai đoạn 10 năm - từ năm 2023-2033. Thực tế sức khỏe người dân Australia đang phải đối diện với những nguy cơ nào? Hiệu quả vá tác động của chiến lược này ra sao? Góc nhìn của PV Việt Nga - Thường trú Đài TNVN tại Australia.
Thời gian qua, ngành cá da trơn (cá tra) tại Đồng bằng sông Cửu Long chịu nhiều tác động, từ giá cả vật tư, thức ăn tăng cao, biến đổi khí hậu, thất thoát lớn trong các khâu từ sản xuất đến thu hoạch; trong đó, thất thoát tại vùng nuôi chủ yếu nằm ở khâu thất thoát thực phẩm. Để góp phần giảm tình trạng này, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế Canada (IDRC) đồng tài trợ triển khai dự án về “Thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá da trơn (cá tra) ở lưu vực sông Mekong” với nhiều hợp phần thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương.
Theo báo cáo của Cục Khí tượng Australia, hôm nay (01/9), nước này đã ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ bất thường, khiến Australia trải qua một mùa đông ấm nhất kể từ khi bắt đầu lưu trữ dữ liệu khí tượng năm 1910 cho đến nay; gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong năm 2023.
Từ sau khi ký kết Thoả thuận AUKUS, chỉ trong năm tài chính 2022-2023, Australia đã ký kết hơn 23.000 hợp đồng mua sắm trang bị vũ khí và hợp tác quốc phòng với các đối tác quốc tế, trong đó có hơn một nửa là với các đối tác Mỹ, trong khi chỉ có 2 công ty Australia, khiến nước này đang phải cân nhắc lại việc cân bằng chính sách thương mại quốc phòng của mình.
Nhằm đảm bảo khả năng kiểm soát và sử dụng nguồn tài nguyên chiến lược là đất hiếm, Chính phủ Australia đã quyết định đầu tư 1,25 tỷ Đô-la Australia để xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm đầu tiên của nước này tại bang Tây Australia.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live