Nước ta là một trong những quốc gia châu Á đạt được nhiều thành công nhất trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Từ thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nhận định, cùng với nỗ lực của Chính phủ và các lợi thế truyền thống có thể giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.
- Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức các hoạt động sôi nổi, thiết thực.- Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tượng trưng vật tư y tế hỗ trợ 8 nước đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện tại Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương phòng, chống dịch COVID-19.- Việt Nam tăng 14 bậc trong xếp hạng quốc tế về công khai ngân sách.- Qua 3 ngày tổng kiểm tra, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện hơn 900 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trên 2.000 trường hợp vi phạm quy định về mũ bảo hiểm.- Tổ chức y tế Thế giới (WHO) ủng hộ sớm đánh giá độc lập về quy trình ứng phó đại dịch COVID-19.- Trung Quốc quyết định áp thuế chống bán phá giá lên lúa mạch Australia. Đây là căng thẳng mới nhất liên quan đến việc Australia kêu gọi cuộc điều tra về nguồn gốc dịch Covid- 19 ở Trung Quốc.
Nền kinh tế Nhật Bản đã chính thức bước vào suy thoái do tác động từ việc tăng thuế tiêu dùng và đặc biệt là sự bùng phát của dịch Covid 19. Tin của Việt Dũng, phóng viên ĐTNVN thường trú tại Tokyo, Nhật Bản.
- Nhiều hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Tại Huế diễn ra Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với các hoạt động Thanh niên làm theo lời Bác.- Hàng chục nghìn công nhân của tỉnh Bình Dương chưa được triển khai các thủ tục cần thiết để được nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. PV Đài TNVN trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương để tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện này.- Thị trường bảo hiểm xe tại thành phố Hồ Chí Minh sôi động sau khi lực lượng cảnh sát giao thông ra quân tổng kiểm tra các phương tiện giao thông.- Trung Quốc và Hàn Quốc tham vấn Nhật Bản về việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới đối với những người đi lại vì mục đích kinh doanh nhằm hỗ trợ khôi phục hoạt động thương mại. Trong khi đó, Thái Lan vừa gia hạn lệnh cấm các chuyến bay quốc tế thêm một tháng, đến ngày 30/6 tới.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đối diện nhiều sóng gió trên mọi lĩnh vực song vẫn bị ràng buộc bởi những lợi ích chiến lược lâu dài của cả hai quốc gia.
- Chặng đường 1 tháng miệt mài của các nhà khoa học ở Học viện Quân Y để chế tạo ra kit xét nghiệm Sars-CoV-2 – một thành tựu nổi bật được quốc tế công nhận nhân ngày Khoa học công nghệ.- Nét văn hóa độc đáo của một bộ lạc ở châu Phi, khi đàn ông phải tham gia các cuộc thi sắc đẹp mới có thể lấy được vợ.- Trải nghiệm tour du lịch thực tế ảo thú vị tại đất nước Nam Phi.- Ca sĩ Đăng Thuật và nghệ sĩ Thanh Phong: Hai nghệ sĩ ở hai thế hệ nhưng đều chung một cảm xúc đong đầy khi hát những bài ca về Bác Hồ.- Học Bác là trao đi yêu thương.
- Ngành nông nghiệp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản hậu Covid-19. Theo thống kê, có tới 80% người mua dừng hoặc hủy đơn hàng vì đại dịch.- Hàng chục nghìn hộ dân ở Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang được dùng nước sạch từ dự án thiện nguyện "Ngày nước tái sinh" lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt giữa mùa nắng hạn.- Một nhóm đối tượng ngang nhiên chiếm đất công tại Mũi Né, tỉnh Bình Thuận, đe dọa cả người dân và chính quyền sở tại. Công an tỉnh đang lập tổ công tác xác minh và điều tra làm rõ.- Mỹ có kế hoạch nối lại tài trợ một phần cho Tổ chức Y tế thế giới.- Nhiều công ty của Australia bị tấn công mạng.
- Học sinh tiểu học được học vượt lớp: Làm sao để tránh tiêu cực?- Lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 ở một số địa phương phù hợp với thực tế vùng miền và năng lực người học.- Yêu cầu gắt gao của Trung Quốc nhằm giảm tình trạng “học điên cuồng” ở học sinh.
Kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương có thể bị tổn thất tới 2.500 tỷ đôla, chiếm khoảng 30% tổng mức sụt giảm toàn cầu. Đây là nhận định trong một báo cáo mới được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố.
Tại buổi nói chuyện chuyên đề với nội dung “Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau dịch covid-19” do Câu lạc bộ café số và báo Kinh tế đô thị tổ chức sáng nay, TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ đặt vấn đề: Covid-19 làm “đứt chuỗi” hay đóng vai trò “kích phát”, cộng hưởng? Sau covid, kinh tế thế giới có tiếp tục “đứt chuỗi”? Có phải chỉ “nối chuỗi” trở lại hay phải “thay chuỗi’’, “tạo chuỗi”? Khá nhiều ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia tham dự buổi nói chuyện này đồng tình với quan điểm của TS Trần Đình Thiên và cho rằng, cùng với việc ban hành chính sách, đưa ra các gói hỗ trợ… thì điểm mấu chốt là phải thực thi, hành động, đưa chính sách vào thực tiễn. PV Nguyên Long thông tin:
- Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, phát triển sản xuất nhằm đạt mục tiêu 300 tỷ USD trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới.- Nhà điêu khắc tranh đá Triệu Hoàng Giang với những tuyệt tác về tranh đá và bút tích di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Iraq tái tạo di sản bằng công nghệ thực tế ảo.- Cô bé Malaysia 9 tuổi may quần áo bảo hộ giúp các y bác sĩ chống dịch Covid-19.
Đang phát
Live