- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến với sự tham gia của Bộ trưởng Kinh tế 10 nước thành viên ASEAN. Hội nghị thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội - tăng cường hợp tác, ứng phó đại dịch.- Gần 340 công dân Việt Nam từ Anh đã được đưa về nước an toàn.- 128 công dân Việt Nam từ Singapore về nước đã có kết quả âm tính lần 1 với Covid-19.- Nhiều học sinh tại Đắc Lắc chưa đến lớp học lại bình thường sau thời gian dài nghỉ phòng dịch.- Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhất trí giảm nợ cho các nước thu nhập thấp.- 4 nhân viên cảnh sát Mỹ liên quan đến vụ việc người đàn ông da màu tử vong đều bị buộc tội. Trong khi đó, làn sóng tuần hành phản đối nạn phân biệt chủng tộc tiếp tục lan rộng tại nhiều nước châu Âu.
- Thủ tướng phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", nhằm mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.- Dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Kinh tế ASEAN về ứng phó với Covid-19 (AEM) cũng như AEM+3 nước là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về nội dung này.- Ngành giáo dục đánh giá công tác dạy và học trực tuyến bước đầu có những kết quả tích cực.- Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ quyết định mời Tổng thống Nga PuTin tham gia hội nghị G7.
- Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động.- Làm thế nào để tự bảo vệ mình khỏi vấn nạn rao bán thông tin cá nhân và pháp lý nào bảo vệ nạn nhân?- Crowdfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Ngày 8/6, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được Quốc hội nước ta phê chuẩn tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Đồng thời Quốc hội cũng sẽ phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập công ước 105 của Tổ chức lao động quốc tế ( ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức, tiến tới việc tham gia đầy đủ các công ước cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn những luận điệu xuyên tạc, tiếng nói lạc lõng cố tình phủ nhận những thành quả trong vấn đề lao động việc làm, cụ thể là trong bảo vệ quyền lợi người lao động của Việt Nam ( theo tiêu chuẩn quốc tế). Trong khi, trên thực tế “Việt Nam chủ động và sẵn sàng tham gia các công ước quốc tế về lao động”. Đây là chủ đề bàn luận với tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao về năng lực đối phó với đại dịch Covid 19 và nỗ lực duy trì động lực tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm nay có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội đề ra. Thưa quý vị và các bạn! Để đạt được mục tiêu này, vai trò của doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Thực tế, bên cạnh những khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phát huy nội lực, tăng khả năng thích ứng để phát triển bền vững.
Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào trong phòng thí nghiệm ở lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và đạt được những thành công nhất định trong nuôi cấy một số loại nấm dược liệu có giá trị, như đông trùng hạ thảo. Việc nghiên cứu tạo ra sinh khối đông trùng hạ thảo từ các loại giá thể khác nhau có thành phần và tác dụng tương đương với sản phẩm tự nhiên cho thấy hiệu quả từ hướng nghiên cứu công nghệ vi sinh. Qua đó, sẽ giúp được nhiều người bệnh trong nước được sử dụng những dược liệu quý với giá thành phù hợp. Chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng, trưởng nhóm đề tài, trao đổi về ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi cấy mô tế bào trong quá trình nuôi cấy đông trùng hạ thảo.
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã vận động và tạo mọi điều kiện để người dân chuyển đổi đất trồng ngô, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây mới có giá trị kinh tế cao như Hồng giòn không hạt, Lê Tai nung.... Các loại cây này đều đã được các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu, trồng thử nghiệm trước khi chuyển giao cho bà con nông dân. Những nương đồi cây trái trĩu quả cho thấy sự đổi thay trong phát triển kinh tế ở huyện 30a còn nhiều khó khăn này. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN thường trú Tây Bắc:
- Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lấy “cung” làm chủ đạo và đẩy mạnh “cầu” để khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế sau dịch Covid-19.- Bộ giao thông vận tải khẳng định, việc tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán 50 triệu USD để chạy thử tàu, phục vụ nghiệm thu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông là trái quy định hợp đồng và sẽ không được xem xét.- Người phụ nữ nhập cảnh từ Trung Quốc theo đường mòn, lối mở vào tỉnh Cao Bằng, sau đó đi Thành phố Hồ Chí Minh đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Sars-Cov-2.- Dự kiến vào chiều nay, sẽ có thêm 4 trường hợp mắc Covid-19 được điều trị khỏi và ra viện.- Anh và Liên minh châu Âu bước vào vòng đàm phán thương mại cuối cùng với nhiều khó khăn, trong đó có điều khoản của Hiệp ước dẫn độ mới hậu Brexit.- Sau làn sóng phản đối dữ dội ở cả Bắc Mỹ, châu Âu, New Zealand và Iran, phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở Mỹ lan sang Thụy Sĩ, Australia với sự tham gia của hàng nghìn người.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
Đang phát
Live