- Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động. - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch công ty tư vấn GKM Việt Nam về những mô hình điều chỉnh sản xuất kinh doanh thời Covid.
Chính phủ đồng ý mua, nhập vượt mức 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 được quy định trong Nghị quyết số 21 ban hành đầu năm nay.- Từ nay đến ngày 15/10 tới đây có thể xuất hiện liên tiếp 2 cơn bão trên biển Đông.- Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt để thảo luận về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afganistan.- Tổ chức tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống mức dưới 6% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang tác động đến đà phục hồi toàn cầu sau đại dịch.
Chiều 6/10, Tổng cục Du lịch phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Mở cửa lại du lịch quốc tế”. 14 cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài đã tham dự từ các điểm cầu và đóng góp ý kiến tại hội nghị.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hệ luỵ về kinh tế nhưng cũng là chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số. Thực tế cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đã thực sự chuyển mình trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tiến trình chuyển đổi số vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: không đồng đều trong thích ứng với sự thay đổi của công nghệ; hành lang pháp lý chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện cho chuyển đổi số và sự xuất hiện của các mô hình kinh tế số mới, cơ sở hạ tầng kinh tế số còn hạn chế... Cách tiếp cận lập pháp trong khung cảnh chuyển đổi số là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay.
Tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng 2 kịch bản phục hồi và phát triển kinh tế quý IV năm 2021 với mục tiêu tiếp tục thực hiện “vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế”, từng bước thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.
- Khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc - Kỹ thuật trồng Cam theo tiêu chuẩn VietGap - Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: + Quy hoạch tốt để phát triển kinh tế biển + Phỏng vấn ông Đỗ Chí Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau + Câu hỏi Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
- Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: + Quy hoạch phát triển kinh tế biển bền vững + Phỏng vấn ông Đỗ Chí Sỹ , Chi cục Trưởng Chi cục thủy sản Cà Mau về phát triển ngành thủy sản của tỉnh. + Câu hỏi Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
Thiếu điện – một câu chuyện không mới và là thực trạng mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Tuy nhiên khi tình trạng này xảy ra ở nền kinh tế lớn như Trung Quốc, những thiệt hại và nhiều câu chuyện kéo theo đó rất đáng quan tâm. Khủng hoảng điện ở Trung Quốc không những khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất mà còn làm chậm nền kinh tế của quốc gia tỉ dân và tạo áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân của chuyện thiếu điện tại Trung Quốc cũng có thể là bài học cho phần còn lại của thế giới trong việc cân bằng bài toán năng lượng cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng cũng như các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế đang là một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số khi cả nước trong giai đoạn đại dịch. Làm thế nào để số hóa y tế một cách toàn diện, hướng tới nền y tế thông minh, phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19? Đây sẽ là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế và ông Trần Việt Vĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (người từng sáng lập một số nền tảng công nghệ kết nối bác sỹ với bệnh nhân).
Trong ngày làm việc thứ 2, BCH Trung ương thảo luận về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng với mục tiêu đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa.- Nhiều địa phương từng bước trở lại trạng thái bình thường mới. Tại Đà Nẵng, doanh nghiệp Nhật Bản khởi công dự án 35 triệu đô la Mỹ. Còn tại Bình Dương khởi động tuyến giao thông quan trọng nối 3 huyện phía Bắc.- Bộ Y tế đề nghị kiểm tra việc mua sắm các loại kit test nhanh Covid-19 và xét nghiệm RT-PCR.- 10 tỉnh thành phố, trong đó có TP.HCM đồng thuận với kế hoạch mở lại đường bay nội địa của Cục hàng không Việt Nam.- Nga cho rằng Mỹ đang chính là “thiên đường thuế” của thế giới dựa trên những bằng chứng trong hồ sơ Pandora đang gây chấn động thế giới.- 3 nhà khoa học nghiên cứu về mô hình vật lý khí hậu được vinh danh trong Giải Nobel Vật lý năm nay.
Đang phát
Live