Trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đưa ra 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu. Trong đó, bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo. Trước phiên thảo luận về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, bên hành lang quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng: Cần có nhiều giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và việc làm cho người lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới, với chủ đề đặt trọng tâm vào quan hệ đối tác công tư.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì họp cho ý kiến về quy định khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý tại dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng hình sự.- Việt Nam chính thức ra mắt 2 trung tâm khoa học quốc tế dạng 2, được UNESCO công nhận và bảo trợ.- Nga cấp phép cho các hãng hàng không Mỹ được di chuyển qua không phận nước này.
Dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với chủ đề: Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh Châu Phi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu 5 đề xuất để quốc tế hỗ trợ châu Phi tái thiết và phát triển, ứng phó và phục hồi sau đại dịch.- Lần đầu tiên, Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ về sự kiện này.- Quốc hội thảo luận kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.- Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em.- Anh chính thức công nhận hộ chiếu vắc xin Việt Nam đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin.- Tổng thống Joe Biden lần thứ 2 thăm châu Âu, khẳng định uy tín của nước Mỹ trên trường quốc tế.- Trong một động thái làm gia tăng căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung, các Thượng nghị sỹ Mỹ đề xuất dự luật kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa Đông ở Trung Quốc.- Tập đoàn công nghệ Facebook đổi tên với tham vọng xây dựng tầm nhìn “đa vũ trụ ảo”, song cũng có ý kiến cho rằng, đây chỉ là cách lèo lái dư luận giữa tâm bão chỉ trích.
Thưa quí vị và các bạn! Sáng nay, 29/10, tại Hà nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức “Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành, địa phương, đại diện một số Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, đại diện các doanh nghiệp, giới học thuật, chuyên gia nghiên cứu. PV Xuân Lan đưa tin:
Ngày 26/10, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ. Trước phiên thảo luận, phóng viên Đài TNVN ghi nhận một số ý kiến của đại biểu bên hành lang Quốc hội. Theo các đại biểu: Đây là dự án chuyên sâu, đòi hỏi cần quy định phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan được Quốc hội ban hành thời gian qua.
Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng cũng như các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế đang là một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số khi cả nước trong giai đoạn đại dịch. Làm thế nào để số hóa y tế một cách toàn diện, hướng tới nền y tế thông minh, phát huy vai trò chăm sóc sức khỏe cho người dân trong đại dịch COVID-19? Đây sẽ là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế và ông Trần Việt Vĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit (người từng sáng lập một số nền tảng công nghệ kết nối bác sỹ với bệnh nhân).
“Ngấm đòn” từ đại dịch Covid19, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch lần thứ tư, kinh tế đất nước đã suy giảm mạnh. Liệu có thể khắc phục phần nào trong quý còn lại của năm sau khi chúng ta đón nhận những tín hiệu vô cùng tích cực trong tư duy, chỉ đạo từ cấp cao nhất, đó là thay đổi chiến lược - thích ứng, linh hoạt, sống chung an toàn với Covid19? Các thành tố trong nền kinh tế, đặc biệt là giới doanh nhân, doanh nghiệp cần gì, có thể nỗ lực như thế nào để nhanh chóng phục hồi, phát triển? Cùng bàn luận nội dung này là Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Lê Duy Bình – Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Economica Việt Nam và ông Nguyễn Đình Thắng – Chuyên gia Công nghệ tài chính, ngân hàng, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam.
Xóa nhòa khoảng cách của những người khiếm thị với cộng đồng- Học trò Đặng Thái Sơn giành giải nhất Cuộc thi piano danh giá Frederic Chopin- Sống trong sợ hãi- Đề xuất nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản- Dấu ấn Việt Nam trên đấu trường âm nhạc quốc tế
Trong suốt 2 năm vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa ứng dụng công nghệ thông tin, quá trình chuyển đổi số của ngành y tế đã đem lại nhiều thành tựu: từ quản trị thông tin bệnh viện, cho tới phát triển thêm nhiều các ứng dụng, các nền tảng công nghệ giúp bệnh nhân có thể kết nối với bác sỹ trong việc chăm sóc sức khoẻ từ xa. Ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả kết nối và liên thông dữ liệu như thế nào cho ngành y tế?
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải kế hoạch mở lại đường bay quốc tế và nếu được phê duyệt thì sẽ triển khai ngay trong tháng tới. Bên hành lang cuộc họp Quốc hội, các đại biểu cũng nhận định, đây là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong điều kiện chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước phục hồi nền kinh tế của nước ta. Tất nhiên, việc triển khai phải đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Đang phát
Live