Sáng 1/1, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình tổ chức đón những vị khách du lịch đầu tiên đến tham quan.
Sáng 1/1, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đón đoàn khách quốc tế đầu tiên trong năm 2023. Thành phố Hội An cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc để thu hút du khách gần xa.
Trong dòng chảy của thời gian, thế giới đã trải qua một năm 2022 với rất nhiều diễn biến hết sức bất thường, biến động nhanh và khó đoán định. Nhiều quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid-19; Việc gián đoạn chuỗi cung ứng, giá cước vận tải và các mặt hàng nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho sản xuất tăng vọt; Lạm phát cao ở nhiều nơi khiến người dân thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng sản xuất - tiêu dùng chậm lại. Đặc biệt, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina leo thang, kéo dài dẫn đến thị trường năng lượng khủng hoảng. Nền kinh tế toàn cầu suy giảm, khả năng phục hồi chậm... Tất cả đều tác động không thuận tới nền kinh tế Việt Nam. Nhờ vào chủ trương, chính sách đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt và linh hoạt, từ “ý Đảng” đến “lòng dân”, Việt Nam đã thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccin Covid-19, là cơ sở để hiện thực “mục tiêu kép”: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế đất nước; Cũng là cơ sở để vượt qua các thách thức từ bên ngoài tác động không thuận tới kinh tế, để có được những kết quả hết sức ấn tượng cho kinh tế Việt Nam trong năm 2022, tạo nền tảng tốt cho năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều từ bên ngoài và cả nội tại - bên trong của nền kinh tế… “Kinh tế Việt Nam: Sẵn sàng tâm thế đón 2023” là chủ đề của Chương trình Kinh tế đặc biệt được VOV1 thực hiện - với sự tham gia của hai chuyên gia: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, kinh tế Việt Nam 2022 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: GDP đạt 8,02%, thương hiệu quốc gia ngày càng thăng hạng, sức hút đầu tư của Việt Nam ngày càng lớn. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức được dự báo sẽ ngày càng nhiều hơn - khi kinh tế quốc tế nhiều biến động, bất định. Việt Nam cần làm gì để từ điểm tựa kinh tế 2022 sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt trong năm mới 2023 và giai đoạn tiếp theo?
Do những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, ước tính nền kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ tăng trưởng ở mức 2,58%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng đã được Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất khai mạc sáng 4/1 vừa qua. Gói hỗ trợ bao phủ toàn diện từ phòng chống dịch bệnh, tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, cải cách thể chế. Đây được kỳ vọng là cú hích cho nền kinh tế vực dậy sau đại dịch. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn lực này được đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí.
Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa 15, sáng nay, các đại biểu thảo luận về 1 dự án luật sửa 8 luật - được cử tri trông đợi sẽ gỡ vướng mắc về thể chế, đơn giản hóa thủ tục đầu tư- Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực gọi tắt là RCEP- Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đồng ý cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện cho 03 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir chỉ định điều trị COVID-19
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khoá 15 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thời gian tới Chính phủ cần tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn.
Cảnh giác trước quan điểm: “Đổi mới kinh tế đã đến lúc phải thay đổi chế độ chính trị”.- Cà Mau: Trạm y tế lưu động điều trị F0 hiệu quả. - TP.HCM: Kịch bản nào cho doanh nghiệp đón Tết?- Diễn biến thị trường dầu mỏ liên quan tới cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh.
Trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã về đích trước 6 tháng so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO.- Chính phủ cho phép 7 địa phương là TPHCM, Đà Nẵng, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ninh, Bình Định chủ động, triển khai thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bảo đảm an toàn, hiệu quả.- Lạng Sơn đề nghị các địa phương phối hợp chỉ đạo tạm dừng đưa hàng hóa lên cửa khẩu của tỉnh này để xuất khẩu.- Trung Quốc bắt đầu áp dụng “vòng tròn khép kín” đảm bảo Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh an toàn.
Hôm nay 4/1, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp bất thường. Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp lần này là Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Quyết sách của Quốc hội sẽ tạo khung pháp lý để Chính phủ có công cụ đủ mạnh, điều hành nền kinh tế phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng nhanh sau đại dịch.
Đang phát
Live