Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu là 1 trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Lạng Sơn đã xây dựng những giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đến cơ sở hạ tầng.
Dữ liệu tích cực từ các nền kinh tế châu Âu và quyết định của Chính phủ Trung Quốc chấm dứt chính sách “Không COVID” (ZERO COVID) làm tăng hi vọng thế giới có thể tránh được suy thoái. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo những yếu tố rủi ro, trong đó có sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ, nguy cơ lạm phát hiện hữu và cuộc xung đột tiếp diễn tại Ukraine.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi đầu tư vào phát triển con người và ưu tiên giáo dục trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Giáo dục 24/1. Với chủ đề “Đầu tư vào con người, ưu tiên giáo dục”, Ngày quốc tế giáo dục năm nay được dành cho các trẻ em gái và phụ nữ ở Afghanistan, những người đã bị tước quyền giáo dục. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, bất bình đẳng gia tăng và khủng hoảng khí hậu, Liên hợp quốc khẳng định, chỉ có giáo dục suốt đời mới có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
Nhiều địa phương đón những vị khách quốc tế đầu tiên đến xông đất.- 350 tấn trái cây được xuất qua Trung Quốc và một số xe hàng nhập khẩu từ bên kia biên giới cũng bắt đầu cập bến hải quan Việt Nam.- Bộ Tài chính đề xuất hàng loạt các giải pháp về thuế, phí trong năm nay nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.- Bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo, năm nay nước ta có thể thu hút 36 đến 38 tỉ đô-la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.- Nhìn lại 1 năm thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 về xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.
Một năm đi qua với nỗ lực của các cấp, các ngành trong phục hồi và phát triển kinh tế hậu COVID 19. Không thể phủ nhận, dịch bệnh, cũng như những biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân. Nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn đạt một số kết quả khả quan, tiếp thêm niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 27,72 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán 26,4%....là những minh chứng thể hiện sức bật nội sinh và những biện pháp sớm khôi phục nền kinh tế, mở cửa trở lại đúng thời điểm của Việt nam. Vượt mọi khó khăn, hàng loạt các quyết sách quan trọng được ban hành, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng được triển khai thông suốt, đồng bộ, đồng lòng từ Đảng- Quốc hội- Chính phủ đến toàn hệ thống chính trị tạo tiền đề phát triển cho đất nước. Năm 2023, “Phát triển- Hội nhập- Đổi mới sáng tạo” không ngừng là khát vọng và niềm tin đưa Việt nam đạt nhiều thành công trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vượt qua thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt nam. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt”, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, những cách làm hay của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua thử thách, đọng lại khát vọng về một đất nước Việt nam phát triển phồn vinh trong tương lai.
Sau những cảnh báo nền kinh tế toàn cầu suy thoái trong năm 2023 với 1/3 nền kinh tế các quốc gia có thể suy thoái thì hôm qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra nhận định lạc quan hơn: kinh tế toàn cầu sẽ thoát đáy trong năm nay và sau đó sẽ tăng tốc. Tuy nhiên, nhiều yếu tố gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu được các chuyên gia đưa ra, trong đó nhấn mạnh nguy cơ phân mảng địa kinh tế, biến đổi khí hậu và xung đột.
Xây dựng thành phố Đà Nẵng thành trung tâm y tế chất lượng cao theo Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị; Các bệnh viện lớn như Ung bướu, Phổi Đà Nẵng phải nâng cao chất lượng chẩn đoán, khám, điều trị, đào tạo nhân lực để phục vụ cho mục tiêu lớn này. Đó là mong muốn và yêu cầu của ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khi đi thăm, chúc tết các bệnh viện này chiều nay (16/1).
Dự báo năm 2023 sẽ là năm còn nhiều khó khăn đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh bất định của kinh tế thế giới.- Tỉnh Quảng Bình khởi công Dự án thành phần 2 - Cầu Nhật Lệ 3 và đường 2 đầu cầu với tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 188 tỷ đồng.
Sau hai năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, hôm nay (16/01), Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 53 khai mạc tại Đa-vốt, Thụy Sĩ, quay trở lại với khung thời gian thường lệ là tháng 1 hằng năm. Các phiên họp dự kiến sẽ xoay quanh chủ đề về xu hướng toàn cầu hóa, tác động của căng thẳng thương mại và gián đoạn chuỗi cung ứng, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và tình trạng biến đổi khí hậu. Diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và địa kinh tế phức tạp nhất trong nhiều thập kỷ, diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2023 có chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh". Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos năm nay sẽ quy tụ hơn 2.700 nhà lãnh đạo từ các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 53 tại Davos, Thụy Sĩ sẽ khai mạc vào ngày mai (16/1). Sau một thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19, hội nghị được tổ chức trở lại theo thông lệ trước đây đúng vào dịp đầu năm theo hình thức trực tiếp. Chủ đề của sự kiện năm nay là“Hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh” đã phần nào cho thấy, hành động phối hợp tập thể là cần thiết trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng hơn bao giờ hết.
Đang phát
Live