Ở Việt Nam, khoảng vài năm về trước, việc cấp phép cho các dự án đầu tư kể cả trong nước lẫn nước ngoài đã được phân cấp mạnh về các tỉnh và không ít tỉnh đã chạy theo tốc độ tăng trưởng GDP cao và chấp nhận các dự án đầu tư nước ngoài khai thác tài nguyên giá rẻ với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bị người dân phản ứng mạnh mẽ. Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng giảm diện tích đất sử dụng, tăng hàm lượng công nghệ, kỹ thuật, khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng, nguồn nhân lực và các điều kiện thực tế của tỉnh, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững và ổn định. Đây là quan điểm của nhiều địa phương trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong nhiệm kỳ vừa qua.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa một số nước, dịch bệnh hoành hành, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà VN ký kết với nhiều nước, khu vực trên thế giới đang mở ra nhiều cơ hội về thu hút nguồn vốn quan trọng này. Tuy nhiên, so với những chính sách ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước cơ hội và thách thức, Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ để thu hút FDI có hiệu quả. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay, với chủ đề “Tạo bước chuyển trong thu hút đầu tư nước ngoài- những hạn chế cần khắc phục” sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
- Công bố 17 nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ.- Ngân hàng thu hút nhân tài bằng công nghệ.- Tổng công ty phát điện 2 sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 8/2 tới.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới được giao dịch liên thông trên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV.
- Bài mở đầu trong loạt phóng sự “Thu hút FDI chất lượng và những yêu cầu đặt ra” với tiêu đề “Thu hút FDI trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do". - Phỏng vấn PGS.TS Ngô Trí Long về diễn biến thị trường giá cả năm 2021.
- Thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới.- Các địa phương đang chuẩn bị gì để thu hút đầu tư?- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về nội dung: “Chọn lọc dòng FDI chất lượng – Điều kiện cần và đủ”.
Thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) ở nước ta được triển khai cách đây khoảng 20 năm. Giai đoạn 10 năm, từ năm 2000-2010, các dự án thực hiện theo các Nghị định số 77/1997; Nghị định số 78/2007 của Chính phủ. Giai đoạn này, mặc dù các dự án được hưởng nhiều ưu đãi, nhưng số lượng các dự án đầu tư theo hình thức PPP không nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp tháo gỡ nhằm hiện thực hóa mục tiêu thu hút nguồn vốn xã hội vào đầu tư hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là gì? “Câu chuyện thời sự” của Đài TNVN hôm nay bàn về vấn đề này, với chủ đề: “Phá băng thị trường PPP – góc nhìn từ chuyên gia tài chính”. Khách mời là PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Mặc dù nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được xây dựng, triển khai, nhưng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn thấp. Những nút thắt nào đang cản bước doanh nghiệp? Giải pháp để tăng thu hút đầu tư, giúp Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công? Đây là nội dung chúng tôi phân tích trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La và ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thủ đô Hà Nội đã tuyển gần đủ chỉ tiêu; nhiều cơ sở thu hút được học sinh có điểm tốt nghiệp PTTH cao. Thay vì lựa chọn những trường đại học Top đầu, việc các em chọn học nghề khẳng định hiệu quả thực tế của hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin khẳng định thực tiễn này!
Việc mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để Việt Nam là mảnh đất thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, hay nói vui là Xây tổ để đón chim đại bàng đến sống, thì chúng ta cần phải chuẩn bị cũng như lưu ý những gì? Đây là nội dung bàn luận với vị khách mời là ông Phan Hữu Thắng - Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đàu tư.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live