Tổng thống Hàn Quốc MoonJae In bắt đầu chuyến công du 5 ngày tới Mỹ. Sau khi gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Phó Tổng thống và một số quan chức khác của nước chủ nhà, ông MoonJae In sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Việc ông MoonJae In là nguyên thủ thứ hai trên thế giới được ông Joe Biden tiếp đón cho thấy tầm quan trọng của Hàn Quốc với tư cách là đồng minh của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng ở góc độ khác, Hàn Quốc lại bị đánh giá là “mắt xích yếu nhất” trong liên kết của Mỹ tại khu vực, với cách tiếp cận khác biệt với Mỹ trong hàng loạt vấn đề nóng của khu vực như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc… Bởi vậy, chuyến công du của ông MoonJae In tới Mỹ dự kiến sẽ không dễ dàng. Phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Nhật Bản, theo dõi khu vực Đông Bắc Á sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ hôm qua thông báo bắt đầu đàm phán về những tranh chấp thương mại liên quan tới thép và nhôm, đồng thời khẳng định “hợp sức” trong đối phó với cạnh tranh từ Trung Quốc. Hai bên đang hướng tới mục tiêu giải quyết xung đột trước cuối năm nay. Các chuyên gia nhìn nhận, đây là một đột phá trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sau 4 năm sóng gió dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thông qua hợp đồng bán vũ khí dẫn đường chính xác trị giá 735 triệu đô la cho Israel.
Giáo hoàng là người có ảnh hưởng lớn về đạo đức có thể làm thay đổi quan điểm của cộng đồng trong cuộc chiến chống tình trạng ấm nóng toàn cầu hiện nay và ông nên tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), dự kiến diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới. Đây là nhận định của đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry hôm qua (15/5), sau cuộc gặp Giáo hoàng Francis.
Tương lai Hiệp ước Bầu trời Mở lại đang đứng trước các kịch bản mới, sau khi Tổng thống Nga Vladimia Putin thông báo vừa đệ trình lên Hạ viện Nga về việc rút khỏi thỏa thuận này. Đáp lại, chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden sau một thời gian lưỡng lự cũng tuyên bố đang xem xét lại quyết định rút nước này khỏi Hiệp ước của chính quyền tiền nhiệm. Các động thái và tuyên bố này đang báo hiệu tương lai nào cho Hiệp ước Bầu trời Mở? Chuyên gia Nguyễn Đăng Phát - Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương bàn luận về nội dung này.
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha.- Hà Nội lập danh sách quản lý người lao động, chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận.- Quan hệ Nga – Mỹ gia tăng căng thẳng khi Mỹ dừng hoạt động lãnh sự tại Nga từ hôm nay.- Hàn Quốc và Israel ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương tập trung vào việc mở rộng quan hệ kinh tế, một động thái có thể giúp nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng tốc xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô.
Hôm qua 10/05, Mỹ và Iran đã có va chạm trên biển sau khi một tàu Tuần duyên Mỹ đã bắn cảnh cáo sau khi bị 13 tàu của Hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGCN) áp sát trên eo biển Hormuz. Vụ va chạm giữa hai bên diễn ra trong hoàn cảnh nhạy cảm khi Mỹ và Iran đang đàm phán gián tiếp nhằm nối lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Cả Mỹ và Iran hôm qua đều xác nhận rằng các bên đang “nghiêm túc” đàm phán tại Viên, Áo để hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Hiện đã có những tiến bộ đạt được sau 3 vòng đàm phán trước đó và Mỹ cũng đã đồng ý gỡ bỏ phần lớn các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Tuy nhiên, Iran đang mong muốn nhiều hơn thế.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã phong tỏa 2 thôn Mỹ Lộc và Lộc Trù (xã Tiên Thắng), khẩn trương rà soát, truy vết các trường hợp có tiếp xúc với ca mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện K, cơ sở 3 (Hà Nội).
Ngay sau khi dịch bệnh Covid có dấu hiệu giảm bớt, nhiều thành phố lớn tại Mỹ bắt đầu mở lại các hoạt động văn hóa, giải trí đông người. Tuy nhiên, một số bang vẫn duy trì hạn chế đối với người tham dự cũng như yêu cầu phòng dịch.
Đang phát
Live