Ngày 09/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đăng thông báo trong Sổ đăng ký Liên bang về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 3 công ty của Nga theo luật không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Bước đi này được Nga coi là cản trở sự ổn định quan hệ giữa hai nước.
Ngày 09/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh mở rộng các biện pháp trừng phạt mà chính quyền Washington áp đặt trước đó đối với Belarus. Tài liệu tương ứng, cũng như một lá thư của nguyên thủ quốc gia gửi các nhà lãnh đạo của Quốc hội về quyết định đã được Nhà Trắng công bố.
Mới đây, hàng chục thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã thúc đẩy Tổng thống Joe Biden ngay lập tức giảm dần số lượng tù nhân đang bị giam giữ tại nhà tù quân sự Mỹ đặt tại vịnh Guantanamo của Cuba, và cuối cùng tiến tới việc đóng cửa nhà tù khét tiếng này. Nhà tù Guantanamo từng được coi là biểu tượng của quyết tâm chống chủ nghĩa khủng bố của nước Mỹ, nhưng đến nay sau gần 2 thập kỷ tồn tại, tranh cãi về việc nên duy trì hay đóng cửa cơ sở giam giữ nổi tiếng này một lần nữa lại dậy sóng!
Trong tuần diễn ra Hội Nghị Ngoại trưởng (thường niên) lần thứ 54 của các nước ASEAN và các hội nghị với các đối tác. Mặc dù diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á, song các hội nghị trực tuyến đã diễn ra sôi động với nhiều chủ đề và nội dung quan trọng, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác. Có thể thấy, ASEAN ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong các chiến lược và tầm nhìn của các đối tác lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh hay Liên minh châu Âu (EU).... Nội dung này sẽ được phân tích trong Câu chuyện quốc tế với vị khách mời là Đại sứ, TS Luận Thùy Dương, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Myanmar.
Ngày hôm qua (2/8), trong khuôn khổ chuyến thăm tới Mỹ, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã có cuộc gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Jake Sulivan để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện chiến lược giữa hai quốc gia.
Philippines nhất trí khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký với Mỹ năm 1998, nhân chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Manila. Động thái này không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho mối quan hệ Washington –Manila trở lại đúng hướng mà còn mở cánh cửa cho Mỹ gia tăng sự hiện diện ở khu vực. Mặc dù là đồng minh truyền thống, song để thỏa thuận được khôi phục và duy trì, đằng sau đó vẫn là những lợi ích và những cuộc mặc cả của đôi bên!
Ngày 3/8, nhận lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cam-pu-chia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mê Công – Mỹ (MUSP) lần thứ hai theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đồng chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước Mê Công: Lào, Myanmar, Thái Lan và Tổng thư ký ASEAN.
Mối quan hệ đồng minh Mỹ- Philippines nống ấm trở lại với việc khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký năm 1998, cho phép triển khai binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ Philippines. Đây có thể là một trong những kết quả quan trọng trong hàng loạt các hoạt động ngoại giao sôi nổi của Mỹ trong thời gian gần đây tại Đông Nam Á- khu vực mà Mỹ khẳng định là cốt yếu trong cấu trúc Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương.
Công ty cổ phần Gò Đàng- doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, tại Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang vừa phát hiện 180/550 công nhân tại đây dương tính với SARS CoV-2. Điều đáng nói do các bệnh viện dã chiến trên địa bàn tỉnh đã quá tải nên đến ngày 29-7, toàn bộ các ca dương tính này vẫn ở tại doanh nghiệp, công tác xử lý ổ dịch nơi đây đang gặp nhiều khó khăn.
Sau hơn 18 năm Mỹ triển khai quân đội tại Iraq, Tổng thống Joe Biden vừa chính thức thông báo sẽ kết thúc nhiệm vụ chiến đấu của quân đội Mỹ ở Iraq vào cuối năm nay. Quyết định này được đưa ra trong cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi mới đây, sau nhiều tuần đối thoại chiến lược về tương lai của quân đội Mỹ tại chiến trường Trung Đông này. Liệu thỏa thuận này có đồng nghĩa, Mỹ sẽ rút lui hoàn toàn khỏi Iraq? Đâu sẽ là bước đi tiếp theo của Washington khi lợi ích chiến lược của nước này vẫn hiện diện tại đây? TS. Lộc Thị Thủy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ sẽ bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Live